Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thoái vốn Nhà nước: Nơi rộn ràng tiền tỷ, chỗ im ắng đìu hiu

Thứ ba, 21/11/2017 - 11:45

(Thanh tra)- Đợt bán vốn Nhà nước tại Vinamilk đầu tháng 11, tới đây là Sabeco hay nhóm 5 doanh nghiệp do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu đem đến nhiều hưng phấn, động lực mới cho thị trường mùa cuối năm.

Buổi giới thiệu cơ hội đầu tư của SCIC tại 4 doanh nghiệp BMP, NTP, FPT và DMC cuối tuần qua. Ảnh: Trà My

SCIC "chạy nước rút"

SCIC - đơn vị đại diện chủ sở hữu Nhà nước vừa công bố thoái vốn các khoản đầu tư tại 5 doanh nghiệp ngay trong tháng cuối năm nay. Cụ thể, SCIC sẽ hoàn tất bán vốn tại Công ty cổ phần (CTCP) Xuất nhập khẩu & Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - VCG), CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP), CTCP Nhựa Bình Minh (BMP), CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (DMC) và CTCP FPT.

Trong tuần vừa qua, SCIC đã tổ chức buổi giới thiệu cơ hội đầu tư vào 5 cổ phiếu trên. Theo lộ trình, thời gian chào bán chính thức với cổ phiếu VCG và cổ phiếu BMP là ngày 8/12. Sau đó, ngày 11, 12 và 13/12 lần lượt là thời gian chào bán cổ phiếu FPT, DMC và NTP. Công tác chào bán các cổ phiếu sẽ được hoàn tất vào những ngày cuối cùng của tháng 12.

Hiện SCIC sở hữu 29,51% vốn điều lệ BMP; 5,96% vốn điều lệ FPT; 34,71% vốn điều lệ DMC; 37,1% vốn điều lệ NTP và 21,79% vốn điều lệ VCG. Theo kế hoạch SCIC sẽ bán toàn bộ phần vốn đang sở hữu. Quy chế đấu giá, giá khởi điểm đấu giá trong đợt chào bán sẽ được công bố theo đúng lộ trình.

Sau khi có thông tin thoái vốn, thị trường đã có phản ứng khá tích cực với các cổ phiếu trên khi giá liên tục tăng. Giá cổ phiếu BMP đã tăng 20%, cổ phiếu NTP tăng 11%, cổ phiếu DMC tăng 19%, cổ phiếu VCG tăng 17% và cổ phiếu FPT tăng 12% kể từ đầu tháng 11.

Công cuộc thoái vốn Nhà nước của SCIC khá rộn ràng trong những tháng cuối năm. Mới đầu tháng này, SCIC bán thành công 3,33% vốn tại CTCP Sữa Việt Nam - Vinamilk, tương đương hơn 48,3 triệu cổ phần. Đợt thoái vốn đã thu hút đông đảo nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, trong đó Tập đoàn bất động sản Singapore - Platinum Victory - đã mua toàn bộ số lượng bán ra với giá 186.000 đồng/cổ phần, cao hơn 24% giá khởi điểm. Do đó, SCIC thu về gần 9.000 tỷ đồng từ đợt bán vốn.

Hiện SCIC nắm 133 khoản đầu tư với tổng vốn Nhà nước theo giá thị trường khoảng 5,4 tỷ USD. Theo lộ trình thoái vốn, giai đoạn 2018 - 2020, SCIC còn phải thoái vốn tại một số doanh nghiệp khác như Tập đoàn Bảo Minh, Sagimexco Đồng Tháp, Tổng CTCP Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, CTCP Cơ khí và khoáng sản Hà Giang, CTCP Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam.

Chờ đợi tín hiệu thoái vốn từ nhiều bộ, ngành khác

Trong khi SCIC khẩn trương tiến hành thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp theo đúng lộ trình thì các bộ, ngành khác lại khá yên ắng, mặc dù Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1232/QĐ-TTg về Danh mục doanh nghiệp mà Nhà nước sẽ thực hiện thoái vốn và tỷ lệ thoái vốn tối thiểu theo từng năm giai đoạn 2017 – 2020.

Theo quyết định này, trong năm 2017, Bộ Công thương phải thoái 52,5% vốn tại Tổng Công ty Máy động lực và Máy động nghiệp Việt Nam (VEAM). Ngoài ra, Bộ Công thương còn “nợ” việc thoái vốn tại Tổng Công ty bia Hà Nội (Habeco). Về phần vốn tại Tổng Công ty bia Sài Gòn (Sabeco), mới đây, Bộ Công thương trình đề án thoái vốn và được Chính phủ thông qua, mục tiêu hoàn tất bán vốn năm nay.

Đặc biệt, Bộ Xây dựng là đơn vị còn bỏ ngỏ nhiệm vụ thoái vốn tại 8 doanh nghiệp như Tổng CTCP Sông Hồng, Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng , Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội – Hancorp, Tổng Công ty Licogi, Tổng Công ty Xây dựng số 1, Tổng Công ty Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam, Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam, Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1.

Một số bộ khác cũng còn “nợ” việc triển khai bán vốn trong năm 2017 như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải thoái 93% vốn tại Tổng Công ty Mía đường 2; Bộ Y tế phải thoái 35% vốn Vinapharm.

Thời gian từ nay đến hết năm chỉ còn khoảng 40 ngày, trong khi các bộ chưa hề công bố thông tin về đề án thoái vốn cũng như phương án thực hiện. Nhiều khả năng, việc thoái vốn từ các bộ sẽ phải dời sang năm sau.

Trà My

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm