Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh tra, kiểm tra hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng, xử nghiêm vi phạm

Hương Giang

Thứ ba, 25/04/2023 - 18:31

(Thanh tra) - Rà soát, làm rõ thông tin phản ánh về các tồn tại, bất cập có liên quan đến đại lý bảo hiểm độc quyền tại ngân hàng; thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có vi phạm trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát, làm rõ thông tin phản ánh về các tồn tại, bất cập có liên quan đến đại lý bảo hiểm độc quyền tại ngân hàng. Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Đó là kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về tình hình triển khai cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ thời gian qua theo thông báo của Văn phòng Chính phủ ngày 25/4.

Theo đánh giá của Phó Thủ tướng, thời gian qua, thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển mạnh mẽ, số lượng người tham gia bảo hiểm ngày càng tăng. Giai đoạn 2018-2022, thị trường bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng ở mức khá cao, trung bình khoảng 21%/năm

Từ đó, góp phần thực hiện an sinh xã hội, huy động nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế và tạo thêm việc làm cho người lao động.

Nghiên cứu sửa đổi quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

Vừa qua một số phương tiện truyền thông đưa tin phản ánh của người dân liên quan tới việc tham gia bảo hiểm nhân thọ như: Có tình trạng nhân viên ngân hàng ép buộc, lôi kéo khách hàng tham gia bảo hiểm; doanh nghiệp/đại lý bảo hiểm giới thiệu, cung cấp thông tin sản phẩm bảo hiểm không rõ ràng, thiếu minh bạch, dẫn đến gây nhầm lẫn cho khách hàng tham gia bảo hiểm; chất lượng dịch vụ sau bán hàng chưa tốt…

Phó Thủ tướng lưu ý, các loại hình bảo hiểm nhân thọ được cung cấp trên thị trường ngày càng phong phú, đặc biệt là các sản phẩm rất phức tạp như bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư.

Bộ Tài chính đã có báo cáo một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Đó là, do đặc thù của hợp đồng bảo hiểm là dài hạn, có nhiều thuật ngữ chuyên môn sâu; việc giao chỉ tiêu doanh số bán hàng; tâm lý của người tham gia bảo hiểm và việc kiểm soát chất lượng dịch vụ sau bán hàng.

Để phát triển ổn định, lành mạnh thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm nhân thọ nói riêng, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Trong đó, nghiên cứu, bổ sung các quy định nhằm tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc nâng cao chất lượng của đại lý bảo hiểm. Giám sát hoạt động tư vấn của đại lý, bảo đảm minh bạch thông tin với khách hàng.

Bộ Tài chính cũng được giao nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm để phù hợp, triệt để khắc phục những bất cập trong triển khai bảo hiểm nhân thọ.

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu, bộ này phải đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm về tình hình thực hiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có vi phạm.

Cùng với đó, tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương rà soát tổng thể quy trình nghiệp vụ, bảo đảm việc triển khai đúng quy định, thực hiện tiếp nhận và xử lý kịp thời các phản ánh của người dân về hợp đồng bảo hiểm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Làm rõ bất cập có liên quan đến đại lý bảo hiểm độc quyền tại ngân hàng

Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát, làm rõ thông tin phản ánh về các tồn tại, bất cập có liên quan đến đại lý bảo hiểm độc quyền tại ngân hàng; tình trạng ép buộc, lôi kéo khách hàng của ngân hàng tham gia bảo hiểm.

“Có biện pháp chấn chỉnh, không để tạo dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành ngân hàng và quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Ngân hàng Nhà nước cũng phải phối hợp với Bộ Tài chính trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng.

Ngoài ra, Bộ Công an phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan để nắm bắt tình hình, tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự của thị trường, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Các thông tin liên quan đến hoạt động này cần đảm bảo tính khách quan; xử lý nghiêm theo quy định các cá nhân, tổ chức có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, gây tâm lý hoang mang, làm ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bảo hiểm (theo có), theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm