Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Techcombank tham vọng lọt top 10 ngân hàng Đông Nam Á

Chủ nhật, 25/04/2021 - 14:01

(Thanh tra)- Đây là mục tiêu được ban lãnh đạo Techcombank đưa ra tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 để khẳng định vai trò dẫn đầu trong khối ngân hàng tư nhân Việt Nam, từng bước vươn tầm ra khu vực.

Vốn hoá 20 tỷ USD năm 2025

Trình bày chiến lược và tầm nhìn của Techcombank trong thời gian tới, ông Jens Lottner, Tổng giám đốc ngân hàng cho biết, năm 2020, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Techcombank là cao nhất trong ngành ngân hàng và đã dùng hết room tín dụng NHNN giao. Biên lãi thuần cao nhờ có tỉ lệ casa (vốn không kỳ hạn) lớn.

"2020 là năm khó khăn chưa có tiền lệ của nền kinh tế nhưng với Techcombank lại đạt nhiều thành tựu đáng chú ý", ông Jens Lottner nói.

CEO Techcombank đánh giá 2021 sẽ là năm nền tảng để ngân hàng thay đổi tầm nhìn sứ mệnh mới. "Trước đây là tiên phong, dẫn đầu còn giai đoạn mới sẽ là “thay đổi ngành ngân hàng, nâng tầm giá trị cuộc sống, trở thành ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong quá tình số hoá của ngành, hướng tới phục vụ tất cả các đối tượng trong nền kinh tế".

Để đạt được sứ mệnh trên, Techcombank đặt mục tiêu “vượt trội mỗi ngày” với 3 cột trụ là nhân tài, dữ liệu và số hoá. Ngân hàng kỳ vọng đến năm 2025, giá trị vốn hoá sẽ đạt 20 tỷ USD - trở thành một trong những ngân hàng top 10 của khu vực Đông Nam Á.

Tăng trưởng liên tục tục 23-25%/năm trong vòng 5 năm

Trả lời câu hỏi của cổ đông "làm sao để Techcombank có thể đạt mức vốn hoá thị trường 20 tỷ USD vào năm 2025?", Tổng giám đốc Techcombank chia sẻ: Chỉ cần Techcombank tiếp tục duy trì tăng trưởng lợi nhuận, doanh thu ở mức 23-25% trong 5 năm tới thì mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được.

Về câu hỏi điều gì sẽ làm nên khác biệt của Techcombank trong thời gian tới, ông Jens Lottner đánh giá trước đây Techcombank là ngân hàng dẫn đầu, các ngân hàng khác có thể học theo, copy mô hình rất nhanh như miễn phí giao dịch, chuyển khoản hay hợp đồng bán chéo bảo hiểm. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Techcombank sẽ phát triển các dịch vụ gắn với công nghệ tạo nên khác biệt - các ngân hàng khác cũng rất khó để sao chép.

"Chúng tôi đang hợp tác với một công ty Fintech để đưa ra công cụ tư vấn bảo hiểm bằng công nghệ. Nhân viên ngân hàng khi tới gặp khách hàng có thể sử dụng công cụ này để giải thích rõ hơn về lợi ích của sản phẩm, kế hoạch tài chính một cách chuyên nghiệp. Tôi tin rằng với công cụ, trải nghiệm ngày càng chuyên nghiệp của Techcombank, các ngân hàng rất khó làm theo", Tổng giám đốc Techcombank nhấn mạnh.

Ngoài ra, trước lo ngại rủi ro của cổ đông khi Techcombank có tỷ trọng cho vay bất động sản cao (hơn 30%), phụ thuộc vào khách hàng lớn, ông Jens Lottner khẳng định, ngân hàng cũng đang nỗ lực mở rộng đối tượng khách hàng, đa lĩnh vực. "Ngân hàng luôn coi trọng vấn đề rủi ro, việc thẩm định hồ sơ vay không chỉ bằng cảm tính của nhân viên ngân hàng, còn có mô hình áp dụng công nghệ để thẩm định hồ sơ vay, qua phân tích dữ liệu rủi ro mới ra quyết định cấp tín dụng", Tổng giám đốc Techcombank chia sẻ.

Nói thêm về tỷ trọng cho vay bất động sản và rủi ro từ lĩnh vực này, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank cho biết: "Vấn đề cho vay bất động sản lâu nay vẫn được nhiều cổ đông quan tâm. Những khoản vay này đúng là theo quy định bị đánh tỷ lệ rủi ro rất cao. Tuy nhiên, để đánh giá về sự an toàn của ngân hàng thì có thể thấy tỷ lệ an toàn vốn của Techcombank hiện rất cao so với toàn ngành. Còn nhìn con số tuyệt đối thì cũng là khá nhỏ so với các ngân hàng thương mại nhà nước".

Theo đó, chiến lược của Techcombank là chú trọng kinh doanh vào những doanh nghiệp quen thuộc và am hiểu lĩnh vực. "Chủ đầu tư phải thực sự tốt mới được vay tại Techcombank. Ngay cả khách hàng cá nhân cũng phải được đánh giá có khả năng trả nợ mới được vay mua nhà. Vì thế tỷ lệ nợ xấu của Techcombank rất thấp".

Ông Hồ Hùng Anh cho rằng, quan điểm phát triển của Techcombank là rất thận trọng.

Trả lời thắc mắc của cổ đông liên quan tới chương trình ESOP và hiệu quả của chương trình này mang lại, khi đã có nhân vật cấp cao như ông Lê Quốc Anh chuyển đi sau vài năm nhận được rất nhiều cổ phiếu ưu đãi từ ngân hàng, ông Hồ Hùng Anh chia sẻ: "Lãnh đạo cấp cao thì cũng là nhân viên, họ có nhiệm kỳ, có khi 2, 3 năm, có khi 5 năm. Sau khi hết nhiệm kỳ có người ở lại nhưng cũng có người ra đi. Chương trình ESOP không chỉ để giữ chân nhân viên mà còn gắn giá trị của nhân viên với giá trị của doanh nghiệp".

Về việc đã 3 năm Techcombank không nâng vốn điều lệ, ông Hồ Hùng Anh cho rằng, đây cũng chỉ là một chỉ tiêu được NHNN áp dụng nhưng vốn điều lệ không quan trọng bằng vốn chủ sở hữu - đây mới thật sự là điều cổ đông nên quan tâm. Việc chia cổ tức để tăng vốn thực chất cũng sẽ làm mất luôn 5% thuế của cổ đông. Vì vậy, không chia cổ tức mà giữ lại sẽ có hiệu quả hơn.

Không chia cổ tức, phát hành 6 triệu cổ phiếu ESOP

ĐHĐCĐ Techcombank đã thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2021 là 19.800 tỷ đồng, tăng 25,3% so với kết quả năm 2020. Dư nợ tín dụng dự kiến đạt gần 356.200 tỷ đồng, tăng trưởng ít nhất 12% so với năm ngoái và trong mức Ngân hàng Nhà nước cho phép; huy động vốn (bao gồm chứng chỉ tiền gửi cho khách hàng cá nhân) dự kiến đạt 334.291 tỷ đồng, tăng trưởng ít nhất 14,7%.

Đáng chú ý, HĐQT ngân hàng có thêm một thành viên HĐQT mới là ông Hồ Anh Ngọc (em trai Chủ tịch Hồ Hùng Anh). Như vậy, số lượng thành viên HĐQT của ngân hàng tăng từ 8 lên 9 người.

Đại hội cũng thông qua chương trình ESOP theo 2 phần. Một là dành cho đối tượng lao động có thành tích, và 2 là cho đối tượng là người lao động lâu năm. Tổng số lượng phát hành dự kiến là hơn 6 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cp. Tỷ lệ phát hành là 0,1714%. Vốn điều lệ ngân hàng dự kiến sau phát hành là hơn 35.109 tỷ đồng.

Năm 2021, Techcombank không có kế hoạch tăng vốn và cũng không chia cổ tức mà giữ lại 26.743 tỷ đồng lợi nhuận nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm