Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Tăng cường năng lực ngành Tài chính trong tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0”

Thứ sáu, 11/05/2018 - 20:54

(Thanh tra) - Đó là chủ đề Hội thảo do Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính phối hợp tổ chức ngày hôm nay (11/5) tại tỉnh Phú Thọ nhằm đánh giá khả năng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của ngành Tài chính.

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: QT

Theo đánh giá của ngành Tài chính, trong những năm qua, nhiều chính sách, giải pháp cũng đã được Bộ Tài chính thực hiện nhằm thích nghi, tận dụng lợi thế của cách mạng công nghiệp 4.0 như: Tiếp tục mở rộng hệ thống khai thuế qua mạng cho các doanh nghiệp, mở rộng triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử; kết nối thông tin nộp thuế điện tử giữa các cơ quan thuế, hải quan, kho bạc và các ngân hàng thương mại...

Phát biểu tại hội thảo, TS Nguyễn Viết Lợi, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) chia sẻ, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có nhiều tác động đến lĩnh vực tài chính như: Phát triển giao dịch trực tuyến thuế, hải quan, kho bạc Nhà nước; hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis); thủ tục hành chính thuế, hải quan, chứng khoán…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế tham dự hội thảo, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng gây ra không ít thách thức trong việc xây dựng hệ thống thể chế chính sách tài chính - ngân sách Nhà nước phù hợp với bối cảnh và tình hình mới, theo hướng công khai, minh bạch, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư.

Bà Nguyễn Thị Hải Bình, Trưởng ban Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, hệ thống chính sách thuế và thu ngân sách Nhà nước phải được điều chỉnh đảm bảo vừa thực hiện tốt các cam kết hội nhập về thuế xuất nhập khẩu theo xu hướng hiện nay. Điều này vừa bao quát các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong bối cảnh áp dụng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh.

Để tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0, TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, ngành Tài chính sẽ xây dựng chiến lược và hoàn thiện cơ chế, chính sách chuyển đổi số. Trong đó, xây dựng Chiến lược Tài chính đến năm 2030 và chiến lược của từng lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc, nợ công, tài sản công, chứng khoán, dự trữ quốc gia, giá, bảo hiểm, kế toán - kiểm toán... phù hợp định hướng phát triển kinh tế số.

Theo các chuyên gia kinh tế, ngành công nghiệp 4.0 thể hiện tính ưu việt vượt trội, tuy nhiên nếu không có các giải pháp phù hợp trong việc ứng dụng thì ngành công nghiệp 4.0 cũng là vật cản lớn. Do đó, không riêng gì ngành Tài chính mà các ngành khác cũng phải chủ động để có cách tiếp cận hiệu quả và bền vững.

Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm