Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 20/03/2018 - 06:25
(Thanh tra)- “Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, chậm nhất đến 31/12/2018 phải bàn giao toàn bộ các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đang vận hành để thực hiện thu giá theo hình thức điện tử tự động không dừng”. Đây là lộ trình đáng chú ý vừa được Tổng cục Đường bộ Việt Nam xác định, sau Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).
Thu phí tự động không dừng sẽ xóa cảnh thu vé tay thủ công như tại một số tuyến đường cao tốc hiện nay. Ảnh: O.H
Áp dụng thu phí không dừng ở tất cả các dự án BOT
Gần 1 năm từ sau Quyết định 07/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (gọi tắt là thu phí không dừng), bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, thực tế việc triển khai hệ thống thu giá vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra; chưa ban hành các văn bản quy định cụ thể về quản lý, vận hành hệ thống thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng. Chưa xây dựng lộ trình cụ thể để chuyển sang thu giá tự động với từng trạm thu giá; việc triển khai đầu tư các trạm thu giá còn thiếu đồng bộ, gây khó khăn...
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị đẩy nhanh tiến độ triển khai thu phí không dừng. Trong đó, yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, ban hành khung tiêu chuẩn chung về thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng, làm cơ sở để thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu giá theo Nghị quyết số 437 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bộ GTVT phải phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2018 về lộ trình chuyển thu giá dịch vụ sử dụng sang thu phí không dừng đối với tất cả các dự án hạ tầng giao thông đường bộ BOT trên toàn quốc. Đồng thời, phải có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các nhà đầu tư các dự án giao thông đường bộ BOT và nhà cung cấp dịch vụ thu giá, chuyển thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ sang thực hiện hình thức điện tử tự động không dừng, bảo đảm nguyên tắc chỉ sử dụng 1 công nghệ thu phí không dừng thống nhất trên toàn quốc...
Có lộ trình cụ thể cho thu phí không dừng
Sau Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, đến ngày 16/3 vừa qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) xây dựng lộ trình cụ thể thực hiện thu phí không dừng.
Theo đó, đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, chậm nhất đến ngày 31/12/2018 nhà đầu tư phải bàn giao toàn bộ các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đang vận hành cho nhà cung cấp dịch vụ thu giá để thực hiện thu giá theo hình thức điện tử tự động không dừng.
Đối với trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ được xây dựng sau ngày 1/1/2019, nhà đầu tư phải thực hiện bàn giao toàn bộ việc quản lý, vận hành trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ ngay sau khi được nghiệm thu, đưa vào sử dụng cho nhà cung cấp dịch vụ thu giá.
“Việc quản lý, vận hành trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định phù hợp với điều kiện thực tế, chậm nhất đến 31/12/2019 phải bàn giao toàn bộ việc quản lý, vận hành trạm thu phí không dừng”, đại diện Tổng cục Đường bộ cho biết.
Theo phân tích của Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Pháp chế (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) Hoàng Hồng Hành, việc thu phí không dừng đảm bảo nguyên tắc đầu tiên là không làm tăng mức thu so với các hình thức thu hiện hành. Đồng thời, đảm bảo 5 nguyên tắc: quyền thụ hưởng của các nhà đầu tư; an toàn, bảo mật, thông tin cá nhân của người sử dụng; việc tích hợp, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời để phục vụ quản lý Nhà nước; tính minh bạch của công tác thu giá và yêu cầu kết nối liên thông giữa các hệ thống thu giá.
Bên cạnh đó, việc thu giá sẽ áp dụng theo cách nhà cung cấp dịch vụ trừ tiền tại thời điểm thanh toán tháng, quý. Chủ phương tiện đăng ký tháng, quý phải duy trì đủ số dư tài khoản trả trước để đi qua các trạm khác. Trường hợp nếu tài khoản không đủ thì phải ghi nợ, thông báo cho chủ phương tiện chi trả trong 10 ngày. Sau thời gian đó thì sẽ bị từ chối sử dụng dịch vụ đường bộ.
“Bộ GTVT sẽ có trách nhiệm tổ chức giám sát thu phí không dừng; kiểm soát hệ thống thu giá. Hướng dẫn việc sử dụng, quản lý, kết nối dữ liệu và hướng dẫn quy trình chuyển tiền giữa nhà đầu tư và nhà cung cấp dịch vụ thu giá. Đồng thời, nghiên cứu trình Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm... Trong khi đó, với trách nhiệm của mình, nhà đầu tư phải xây dựng hạ tầng trạm thu giá; tạo điều kiện để nhà cung cấp dịch vụ cải tạo, lắp đặt thiết bị và phối hợp với các cơ quan Nhà nước để sửa đổi hợp đồng dự án. Cùng với đó, phải ký hợp đồng dịch vụ thu giá; ủy quyền cho nhà cung cấp dịch vụ phát hành chứng từ; giám sát hoạt động thu giá và bàn giao trạm thu giá theo lộ trình quy định”, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra trao đổi.
Hữu Oanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải
Hoàng Long
Hải Hà
PV
Trần Lê
Trần Quý