Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phó thủ tướng yêu cầu ưu tiên giảm phí BOT

Thứ tư, 11/01/2017 - 14:38

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị sớm quyết toán các dự án sử dụng vốn BOT, ưu tiên giảm phí hỗ trợ đồng đều cho người dùng hơn là thời gian thu hồi vốn đầu tư.

Phí BOT được thực hiện giảm trên nguyên tắc giảm đều cho mọi đối tượng.

Yêu cầu giảm phí BOT một lần nữa được nêu trong thông báo kết luận của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp mới đây.

Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài chính sớm quyết toán, tính toán phương án tài chính các dự án sử dụng vốn BOT, ưu tiên việc giảm phí hơn thời gian thu hồi vốn. Việc giảm phí BOT được thực hiện trên nguyên tắc giảm đều cho tất cả các đối tượng tiêu dùng cùng được hưởng. Bộ Giao thông cũng được giao kiểm soát chặt giá dịch vụ tại cảng hàng không.

Trước đó, trong các chỉ đạo lãnh đạo Chính phủ nhiều lần yêu cầu cơ quan quản lý phải giảm phí BOT, đồng thời cam kết không tăng giá phí này trong suốt năm 2016. Từ đầu tháng 8/2016, phí BOT đường bộ với từng loại phương tiện lưu thông trên các tuyến cao tốc, quốc lộ... đã giảm 10-20% theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ.

Trước đó từ tháng 6, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi lên Chính phủ đề nghị xem xét giảm mức thu phí BOT đường bộ đối với một số loại dự án. Các trường hợp nằm trong diện đề xuất giảm phí gồm: dự án có tổng mức đầu tư giảm so với phương án duyệt do một số dự án rút ngắn tiến độ, không sử dụng hoặc sử dụng không hết chi phí dự phòng, lãi vay trong thời gian xây dựng giảm so với phương án phê duyệt… dẫn đến tổng mức đầu tư thực tế giảm so với ban đầu được phê duyệt.

Cả nước hiện có 86 trạm thu phí BOT do Bộ Giao thông vận tải quản lý, trong đó đã có 45 trạm đang thu phí.

Cũng theo thông báo kết luận của Trưởng ban chỉ đạo điều hành giá, giá bán lẻ điện trong nước sẽ được xem xét điều chỉnh tại thời điểm hợp lý trong năm 2017. Bộ Công Thương được giao hoàn thành trình Thủ tướng khung giá bán lẻ điện bình quân trên cơ sở tính toán thông số đầu vào và đầu ra của hoạt động sản xuất, kinh doanh điện để khuyến khích tiết kiệm và thu hút đầu tư.

Liên quan tới điều hành giá xăng dầu, Phó thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương bám sát diễn biến giá thế giới và điều hành giá bán lẻ trong nước phù hợp, kết hợp với sử dụng linh hoạt Quỹ bình ổn giá; chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 83 về kinh doanh xăng dầu.

Trưởng ban chỉ đạo điều hành giá cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành giữ ổn định mặt bằng lãi suất, điều hành linh hoạt tỷ giá, phấn đấu giữ lạm phát cơ bản ở mức 2% trong năm nay.

Về lộ trình điều chỉnh các loại phí sang giá từ 1/1/2017, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố xây dựng phương án, đề xuất mức thu giá dịch vụ phù hợp, tránh gây biến động lớn. Trường hợp giá cao hơn mức phí hiện hành cần có lộ trình phù hợp, tránh gây tác động tới lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo Anh Minh (VnExpress.net)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm