Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 03/12/2015 - 12:49
“Khi tiếp cận thì thấy các đối tượng này một là đang làm nghề xe ôm, hai là có thể đang trong tù, ba là mất chứng minh thư. Việc xử lý hình sự các đối tượng này rất khó”, Cục trưởng Cục thuế Hà Nội Hà Minh Hải nói về nguyên nhân nợ thuế khó thu.
Cục trưởng Cục thuế Hà Nội Hà Minh Hải. Ảnh DN.
Sáng 3/12, HĐND tiến hành chất vấn bốn nhóm vấn đề, trong đó vấn đề nợ thuế phí được chất vấn đầu tiên. ĐB Phạm Thị Thanh Mai (Hà Đông) chất vấn nguyên nhân nợ thuế khó thu do đâu, đến nay có bao nhiêu doanh nghiệp (DN) bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh. Việc xử lý sẽ như thế nào và đã xử lý như thế nào?
Trả lời chất vấn của ĐB, Cục trưởng Cục thuế Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, đến 2014 nợ thuế 18.600 tỷ, chậm nộp 5 nghìn tỷ, sang năm 2015 chậm nộp 10 tháng là 7 nghìn tỷ. Số nợ thuế tăng theo cấp số cộng, với mức tăng gần 2 nghìn tỷ mỗi năm. Trong đó có nguyên nhân DN bỏ địa chỉ kinh doanh tăng lên nhanh, riêng nhóm này đã là gần 2.500 nợ thuế.
Ông Hải cũng cho biết, từ tháng 6 đến nay Cục thuế đã công khai 6 đợt liên quan đến nợ và sẽ công khai thường xuyên hàng tháng số nợ từ ngày 5 – 10 hàng tháng. Đến 30/11/2015 đã có 59 nghìn DN mà cơ quan thuế đã ra thông báo nợ, với số tiền thuế hơn 1500 tỷ. Số nợ dưới 100 triệu rất nhỏ là 32 nghìn DN, với số nợ 272 tỷ.
Trạng thái chủ yếu là những trường hợp thành lập ra để buôn bán hóa đơn, thành lập xong thì giải thể ngay, rất khó phát hiện. Chúng tôi phải căn cứ vào đối chiếu chéo, nhận diện ra sau đó phát hiện ra khoảng 400 tỷ của đối tượng DN thành lập ra buôn bán hóa đơn, đã chuyển hồ sơ cho cơ quan công an. Năm 2015 đã xử lý một số trường hợp và đang tiếp tục xử lý, trong đó đánh mạnh vào đối tượng cầm đầu. Các đối tượng này thường rất tinh vi, thường mượn chứng minh thư thuê làm giám đốc, các cơ quan công an mất rất nhiều thời gian.
“Khi tiếp cận đối tượng, một là những người này đang làm nghề xe ôm. Hai là có thể đang trong tù, ba là mất chứng minh thư. Việc xử lý hình sự các đối tượng này rất khó. Chúng tôi phải phối hợp cùng công an, nghe điện thoại và bắt quả tang”, ông Hải cho biết.
Nhóm thứ hai là nhóm DN có khó khăn, sau đó ngừng nghỉ, đối tượng này cũng bỏ luôn. Còn đối tượng khi bị thanh tra kiểm tra, phát sinh số tiền thuế lớn, bỏ DN này thành lập DN khác vẫn là cá nhân đứng tên. Chúng tôi đang phối hợp với cơ quan công an để nhận diện các trường hợp này, chúng tôi sẽ xác minh, chuyển sang cơ quan công an để kiến nghị xử lý vì các đối tượng này có dấu hiệu của cố tình chiếm đoạt, dù có tiền chứ không phải khó khăn nhưng lại chây ì không nộp thuế.
Về DN bỏ trốn, tại phiên chất vấn, Giám đốc CA TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong năm 2014 CATP đã phát hiện ra công ty do Nguyễn Trường thành lập từ 2008 – 2014 thành lập ra 16 công ty, kinh doanh hành nghề khác nhau, vào Sài Gòn tự in hóa đơn, mua hóa đơn khống.
Quá trình điều tra hơn 1 năm, CATP đã chứng minh được, Trường đã bán hóa đơn hơn 5 nghìn tỷ đồng cho 2295 DN. Trường cùng hai đối tượng khác đã bị truy tố trước pháp luật. Đối với hơn 2 nghìn DN mua hóa đơn của trường sẽ rà soát, truy thu và truy tố trước pháp luật.
Theo Tướng Chung, các sơ hở hiện nay là từ việc cấp phép kinh doanh của Sở KH&ĐT còn nhiều sơ hở. Trường thuê xe ôm giá 1 triệu đồng đem chứng minh thư làm giám đốc. Giám sát của chi cục thuế không chặt chẽ, thậm chí có hành vi tiếp tay cho các đối tượng. Việc chi tiêu tiền mặt được quản lý không chặt chẽ. Bên cạnh đó là sơ hở trong việc đi tự in hóa đơn, theo Tướng Chung cần thiết lập hệ thống mạng dùng chung để quản lý chặt chẽ hóa đơn của DN.
Theo Dũng Nguyễn/TPO
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh