Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngân sách địa phương hết tiền: Do hụt thu hay "vung tay quá trán"?

Chủ nhật, 03/01/2016 - 18:04

Khi những thông tin về việc hết tiền, vỡ nợ ở thành phố Cà Mau và thành ủy Bạc Liêu xuất hiện những tháng cuối năm 2015, nhiều chuyên gia đánh giá rằng, đây là câu chuyện "chưa từng có". Thế nhưng, ngay sau đó, việc thiếu tiền cho bác sỹ, cán bộ, công nhân viên của 14 bệnh viện ở Đăk Lăk tiếp tục lan rộng khiến người ta nhận ra rằng, việc mất cân bằng chi tiêu ở cấp cơ sở có lẽ không phải chỉ là chuyện trùng hợp và của riêng nơi nào.

Ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Và, dư luận cũng thắc mắc, với điều kiện nợ công đang ngày một dâng cao, việc túi tiền các địa phương đâu đó đang thủng đáy liệu có tạo thêm áp lực cho ngân sách Trung ương hay không?

Phóng viên đã có cuộc trao đổi cụ thể hơn với ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính về vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm này.

- Những tháng cuối năm 2015, một số địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu nổi lên tình trạng hết tiền chi trả lương cho cán bộ nhân viên. Theo ông, nguyên nhân của tình trạng này do đâu?

Ông Võ Thành Hưng: Thông thường, dự toán giao cho các cơ quan sẽ đảm bảo đủ chi trả cho các nhiệm vụ chính trị. Tuy nhiên, việc mất cân đối ngân sách tại một số nơi những tháng cuối năm thực ra là ở một số đơn vị sử dụng ngân sách cụ thể là do sự điều hành của cơ quan đơn vị đó chưa đúng.

Tình trạng này có thể xuất phát từ hai nguyên nhân. Một là do số thu thực tế của địa phương có thể thấp hơn dự kiến ở một số khoản. Hai là do chi vượt quá dự toán được giao. Việc phân bổ ngân sách phải đảm bảo trước hết dành cho con người và nhiệm vụ không thể không chi. Tuy nhiên, trong quá trình điều hành, có thể do thực tế phát sinh cấp bách hoặc phát sinh thêm việc ngoài dự kiến khiến các đơn vị không thể tự sắp xếp được.

Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng việc mất cân đối thu chi do cả 2 nguyên nhân trên.

Tôi cho rằng, đây là một vài trường hợp cá biệt và về nguyên tắc, Bộ Tài chính yêu cầu các địa phương phải chấp hành nghiêm kỷ luật tài chính.

- Là cơ quan theo dõi, quản lý ngân sách, vấn đề thiếu tiền của các nơi đã được Bộ Tài chính phát hiện từ trước đó không và liệu có bao nhiêu địa phương đang rơi vào tình trạng như Cà Mau, Bạc Liêu?

Ông Võ Thành Hưng: Ngay từ đầu năm, trước tình hình thu ngân sách có thể khó khăn do tác động từ giá dầu thô thế giới và một số yếu tố kinh tế khác, Bộ Tài chính đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ và có hướng dẫn các địa phương tiết kiệm, dành một phần ngân sách bù đắp nếu thiếu hụt.

Tuy nhiên, cho tới nay, chúng tôi chưa nhận được kiến nghị của địa phương nào xử lý bù hụt thu của địa phương.

- Vấn đề nhiều người quan tâm là liệu ngân sách trung ương có phải bổ sung cho những khoản thiếu hụt với các trường hợp tương tự như trên không, thưa ông?

Ông Võ Thành Hưng: Theo quy định, với trường hợp là ngân sách cấp dưới như thành phố Cà Mau và thành ủy Bạc Liệu thì bản thân các địa phương phải tự trang trải cho các nhiệm vụ chi. Các địa phương sẽ phải sắp xếp lại, sử dụng nguồn tài chính của chính mình để bù đắp.

Cũng theo quy trình, nếu việc bố trí ngân sách gặp khó khăn thì cấp dưới phải báo cáo cấp trên, huyện báo cáo tỉnh để xử lý. Các tỉnh sau khi sử dụng các nguồn vẫn gặp khó thì phải báo cáo Trung ương để hỗ trợ thêm, trước hết ưu tiên cho các khoản chi cho người, chính sách xã hội.

Với riêng Cà Mau và Bạc Liêu, chúng tôi có trao đổi với địa phương và cấp tỉnh đã xử lý ứng nguồn cho cấp dưới. Tới nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được đề nghị hỗ trợ thêm.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

- Theo ông, trách nhiệm trong việc hết tiền chi trả tại các địa phương thuộc về cá nhân, đơn vị nào và giải pháp từ phía Bộ Tài chính là gì?

Ông Võ Thành Hưng: Với một số địa phương có tình trạng nợ thì trước hết quy trách nhiệm về lãnh đạo địa phương đó, mà cụ thể là người đứng đầu địa phương.

Về xử lý trong thời gian tới, theo quy định, các địa phương khi cân đối dự toán phải dành nguồn lực trước tiên giải quyết nợ nần, sau đó mới dành cho các nhiệm vụ khác như xây dựng công trình mới.

Chúng tôi đã tham mưu cho Bộ Tài chính có văn bản nhắc nhở các địa phương để triển khai nghiêm chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Văn bản nhấn mạnh yêu cầu thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính. Theo đó, nếu cân đối thu chi khó khăn, các địa phương phải rà soát, giãn, giảm các nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết. Ngoài ra, với một số khoản thu gắn với nhiệm vụ chi cụ thể thì địa phương trong điều hành phải dựa trên cơ sở dự toán được giao.

Nếu tiến độ thu thực tế tại các địa phương không đảm bảo và không có nguồn thu bù, ngành tài chính đã yêu cầu phải giãn nhiệm vụ chi đó. Đồng thời, các địa phương phải yêu cầu cấp dưới tăng cường chế độ báo cáo và thanh tra, kiểm tra để ngân sách các cấp thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính./.

- Xin cảm ơn ông!

Theo Xuân Dũng/VietNam+

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm