Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hướng dẫn kê khai tổng hợp thuế SDĐ phi nông nghiệp

Thứ ba, 18/03/2014 - 10:35

(Thanh tra)- Theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN) thì việc kê khai tổng hợp thuế SDĐPNN và nộp chênh lệch bổ sung thuế SDĐPNN chỉ áp dụng đối với đất ở và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) đối với người nộp thuế có nhiều thửa đất trở lên trong phạm vi tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.

Ngày 25/2, một số trang báo điện tử của Trung Quốc như Tân Hoa xã, Trung tâm Tin tức, Sina và một số báo địa phương của Trung Quốc đưa tin, cơ quan chức năng thành phố Tô Châu, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc vừa lấy mẫu, kiểm tra hạt hướng dương trên thị trường và phát hiện 7 loại có chứa chất phèn nhôm và bột talc (bột talc là hóa chất dùng trong công nghiệp để chống dính khuôn).

Hai chất này hiện không có trong danh mục tiêu chuẩn quốc gia phải kiểm tra đối với các loại hạt của Trung Quốc. Phèn nhôm có thể giữ cho hạt hướng dương giòn và giữ được vị thơm ngon lâu hơn. Phèn nhôm khi vào cơ thể rất khó bị đào thải ra ngoài, gây tổn hại cho não, tế bào thần kinh khiến trí nhớ suy giảm… Bột talc làm cho hạt hướng dương nhẵn bóng, bắt mắt. Loại bột này có chứa chất gây ung thư.

Đến thời điểm này, trang thông tin của các cơ quan Giám sát kỹ thuật và Chất lượng thành phố Tô Châu, cơ quan Giám sát kỹ thuật và Chất lượng tỉnh Triết Giang, trang thông tin của Bộ Y tế, Trung tâm An toàn Thực phẩm Trung Quốc và Tổng Cục Thanh tra, Giám sát Chất lượng và Kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) chưa nêu nội dung cụ thể.

Theo Cục An toàn thực phẩm, phèn nhôm gồm 2 loại phèn đơn (nhôm sunfat) và phèn kép (nhôm kali, nhôm amon sunfat) hoặc dung dịch phèn nước (thông thường là dung dịch phèn nhôm sắt), được sử dụng để lắng trong nước sinh hoạt. Tuy nhiên, trong sản xuất và chế biến thực phẩm thì Bộ Y tế đã cho phép sử dụng 2 loại là Kali nhôm sunfat và Amoni nhôm sunfat trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BYT về “Hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm”. Phụ gia thực phẩm Kali nhôm sunfat có chỉ số quốc tế INS là 522 và được sử dụng trong nhóm thực phẩm rau đóng hộp, đóng chai (đã thanh trùng) hoặc đóng túi (bao gồm nấm, rễ, thực vật thân củ và thân rễ, đậu, đỗ, lô hội) và tảo biển. Phụ gia thực phẩm Amoni nhôm sunfat có chỉ số quốc tế INS là 523 và được dùng trong nhóm thực phẩm cá và sản phẩm thủy sản rán và/hoặc nấu chín, kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai.

Bột talc (loại chỉ để dùng trong sản xuất và chế biến thực phẩm), theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư số 27/2012/TT-BYT về “Hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm” là phụ gia thực phẩm có chỉ số quốc tế INS 553 (iii), được sử dụng trong nhiều nhóm thực phẩm như sữa bột, cream bột (nguyên chất), các sản phẩm tương tự sữa bột và cream bột, pho mát ủ chín hoàn toàn (kể cả bề mặt), sản phẩm whey và whey khô, không bao gồm pho mát whey, hỗn hợp cacao (bột) và bánh cacao…


Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm