Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Honda VN: Truy thu thuế 182 tỷ đồng không liên quan tới chuyển giá

Thứ ba, 26/05/2015 - 13:13

Hãng xe Nhật cho biết khoản truy thu nêu trên hiện chưa được định đoạt, do cách hiểu khác nhau giữa Honda và cơ quan thuế.

Honda cho biết hiện chưa có quyết định cuối cùng về việc truy thu thuế.

Thông tin về khoản thuế mà Bộ Tài chính đang yêu cầu Honda Việt Nam nộp thêm được Phó tổng giám đốc thứ nhất - Hồ Mạnh Tuấn chia sẻ vớiVnExpress tại cuộc họp báo công bố kết quả kinh doanh của hãng, diễn ra cuối tuần này. Trước đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính - Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết đang yêu cầu truy thu Honda 182 tỷ đồng thuế, song chưa cho biết cụ thể lý do hãng này phải nộp thêm.

 

Trong khi đó, theo lãnh đạo Honda Việt Nam, yêu cầu nộp thêm được ngành thuế đưa ra sau đợt thanh tra định kỳ đối với doanh nghiệp năm 2013, liên quan tới thuế giá trị gia tăng (VAT) và thu nhập doanh nghiệp. "Đây không phải là thanh tra đột xuất. Việc này cũng không liên quan đến vấn đề chuyển giá", ông Hồ Mạnh Tuấn khẳng định.


Giải thích thêm về lý do chưa nộp khoản 182 tỷ đồng nêu trên, lãnh đạo Honda Việt Nam cho biết mấu chốt nằm ở cách hiểu khác nhau giữa hãng và cơ quan thuế về thời điểm áp dụng.


"Honda Việt Nam đang hiểu năm bắt đầu được ưu đãi thuế, theo giấy phép đầu tư là 1998. Còn cơ quan thuế thì đang hiểu là năm 1997. Chưa bên nào thuyết phục được bên nào. Do đó, chúng tôi cần xem xét và đã kiến nghị lên cấp có thẩm quyền cao hơn", ông Tuấn nói và cho biết hiện quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra.


Liên quan đến đến chủ đề được khá nhiều nhà sản xuất ôtô ngoại nhắc đến gần đây là việc cân nhắc giữa tiếp tục lắp ráp hay chuyển sang "đi buôn" thuần tuý, khi thời điểm 2018 (các dòng thuế nhập khẩu từ ASEAN về 0%), lãnh đạo Honda cho biết cũng trong tâm trạng tương tự.


"Nếu chính sách đối với công nghiệp ôtô Việt Nam không thay đổi thì các hãng sẽ buộc phải chuyển sang nhập khẩu. Bởi chi phí nhập từ Thái Lan hay Indonesia sẽ rẻ hơn lắp ráp, làm mất ý nghĩa việc sản xuất trong nước", Tổng giám đốc Minoru Kato nhận định. Vị này cũng cho rằng đó là kịch bản xấu nhất và bản thân Honda không muốn điều này xảy ra, nên đang cùng các nhà sản xuất khác trao đổi, kiến nghị lên cơ quan quản lý nhiều giải pháp.


Về đề xuất thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với xe nhập khẩu có thể áp dụng từ đầu năm tới, ông Kato cho rằng điều này có thể làm tăng giá xe nhập, ảnh hưởng tới người tiêu dùng, song lại giúp hỗ trợ sản xuất trong nước. "Là doanh nghiệp làm cả 2 vai: lắp ráp và nhập khẩu. Đánh giá tác động của thay đổi này với chúng tôi là điều khó nói", CEO này nhận xét.


Hiện Honda đang lắp ráp 3 dòng ôtô tại Việt Nam là City, Civic và CR-V; trong khi nhập nguyên chiếc dòng Accord. Năm tài chính vừa qua (tháng 4/2014-3/2015), hãng này bán được hơn 6.600 xe, trên tổng dung lượng hơn 172.000 xe của thị trường Việt Nam. Với sản phẩm xe máy, hãng bán được 1,9 triệu xe, trong tổng số hơn 2,7 triệu xe toàn thị trường. Tuy nhiên, Honda Việt Nam không công bố kết quả doanh thu và lợi nhuận cụ thể.


Theo Nhật Minh (VnExpress.net)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm