Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 05/12/2013 - 20:27
Phiên khai mạc Hội nghị các nhà quản lý bảo hiểm ASEAN lần thứ 16 (AIRM 16) và Hội nghị Hội đồng bảo hiểm ASEAN lần thứ 39 (AIC 39) đã chính thức diễn ra ngày 5/12, tại thành phố Đà Nẵng, với sự tham dự của 200 đại biểu thành viên khối ASEAN.
(Nguồn: ASEAN)
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm là một trong những nội dung hợp tác tài chính ASEAN và trong nhiều năm qua, tiến trình hợp tác tài chính nói chung, bảo hiểm nói riêng đã đạt được kết quả quan trọng, chuẩn bị hướng tới một cộng đồng chung vào năm 2015, theo cam kết của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)...
Kể từ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN năm 1997, tại Thái Lan và nhất là từ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 12, tổ chức tại Việt Nam, tiến trình hội nhập tài chính ASEAN đã có bước tiến quan trọng, đặc biệt là trên 3 lĩnh vực gồm phát triển thị trường vốn; tự do hóa tài khoản vốn; tự do hóa dịch vụ tài chính, hợp tác bảo hiểm, hải quan...
Bên cạnh đó, các nước ASEAN cùng với các nước Đông Bắc Á (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) đã thiết lập cơ chế phòng ngừa rủi ro thanh toán thông qua việc thành lập Quỹ hoán đổi tiền tệ đa phương với giá trị vốn lên tới 240 tỷ USD; thiết lập lộ trình phát triển thị trường trái phiếu, đồng thời các nước ASEAN+3 đã cùng với ADB thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng đầu tư với quy mô vốn lên tới 700 triệu USD. Đây thực sự là những điểm nhấn trong tiến trình hội nhập của khu vực...
Tại Hội nghị, ngoài các nội dung cơ bản như cập nhật sự phát triển của thị trường bảo hiểm mỗi nước, đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc bảo hiểm quốc tế, đánh giá kết quả triển khai thực hiện các Nghị định thư trong khuôn khổ Hiệp định khung về thúc đẩy hàng hóa, tăng cường hợp tác trong đào tạo cán bộ ngành bảo hiểm, Việt Nam đã có sáng kiến, đề nghị Hội nghị năm nay trao đổi sâu hơn về hai chủ đề: “Hệ thống cảnh báo sớm, giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ” và “Quản trị doanh nghiệp”.
Đây là những nội dung thiết thực vừa giúp các nước tăng cường quản lý, giám sát và tự quản lý, giám sát, vừa phục vụ quá trình hoàn thiện quy định pháp luật tại Việt Nam và hoàn thiện các giải pháp tái cấu trúc doanh nghiệp bảo hiểm, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
Hội nghị Hội đồng bảo hiểm ASEAN năm nay, các nước sẽ tập trung chia sẻ kinh nghiệm vượt qua thách thức khi kinh tế gặp khó khăn, trao đổi về cơ chế chia sẻ rủi ro, đặc biệt các rủi ro liên quan đến thảm họa, kinh nghiệm phát triển các sản phẩm bảo hiểm mới, đồng thời tập hợp các kiến nghị, đề xuất với Hội nghị các nhà quản lý bảo hiểm ASEAN để cùng tháo gỡ, chia sẻ vì sự phát triển của ngành bảo hiểm trong khu vực.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã hình thành từ năm 1993, với việc Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập các doanh nghiệp bảo hiểm. Từ đó đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có bước phát triển đáng ghi nhận.
Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập trên các loại hình bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ và môi giới bảo hiểm; các sản phẩm bảo hiểm đã phong phú hơn, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe...
Hệ thống khuôn khổ pháp lý đối với kinh doanh bảo hiểm đã được hoàn chỉnh, theo đó Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính đã được tăng cường, nhằm đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, so với một số nước trong khu vực, quy mô thị trường bảo hiểm Việt Nam còn nhỏ, sản phẩm chưa đa dạng. Với chủ trương mở cửa thị trường bảo hiểm theo các cam kết quốc tế, Việt Nam đang khuyến khích các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động, cả doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Bên cạnh đó, Việt Nam chủ trương tiếp tục cơ cấu lại các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm nâng cao năng lực tài chính, khả năng thanh toán cũng như nâng cao chất lượng quản trị, chất lượng dịch vụ, đặc biệt là quản trị rủi ro.
Hội nghị các nhà quản lý bảo hiểm ASEAN lần thứ 16 và Hội nghị Hội đồng bảo hiểm ASEAN lần thứ 39 kết thúc vào ngày 6/12.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC