Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 05/06/2015 - 16:27
(Thanh tra) - Hôm nay (5/6), Quốc hội (QH) sẽ nghe Chính phủ báo cáo về tình hình Biển Đông. Trao đổi với PV Báo Thanh tra, ông Lê Nam, Phó Trưởng đoàn Đại biểu (ĐB) QH tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh, Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của chúng ta ở Biển Đông ngày càng nghiêm trọng. QH cần tỏ rõ thái độ và Chính phủ phải nhanh chóng tháo những “hàng rào” để hỗ trợ ngư dân ra khơi, bám biển.
Ông Lê Nam, Phó Trưởng đoàn Đại biểu (ĐB) QH tỉnh Thanh Hóa
Loạt “hàng rào” khiến hỗ trợ ngư dân chậm
- Khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan, QH đã quyết dành 4,5 nghìn tỷ đồng hỗ trợ ngư dân và Chính phủ đã ban hành Nghị định 67. Đến nay ngư dân vẫn “ngồi đợi chờ vốn”?
+ Chủ trương hỗ trợ ngư dân rất hay và rất kịp thời. Nhưng báo cáo tiến độ trước QH, kế hoạch triển khai vốn mới được khoảng 10%. Quá chậm trễ và chậm trễ quá vô lý, trong khi nhân dân đang khao khát được vay vốn để cải thiện khả năng đánh bắt, khai thác, gắn với bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.
Các chính sách của chúng ta về loại tàu đóng, máy tàu, thông số kỹ thuật, số lượng vốn, tỷ lệ vốn đối ứng, trình tự thủ tục, nói chung đang là những “hàng rào”. Đơn cử, ngư dân trước nay đâu dùng tàu sắt, bây giờ cứ áp đặt dùng loại tàu này thì ngư dân không đóng được mà có đóng cũng chưa chắc sử dụng được.
- Theo báo cáo của Chính phủ, đã có 22/28 tỉnh, TP ven biển phê duyệt xong danh sách ngư dân đủ điều kiện vay vốn đóng mới và nâng cấp tàu cá, với gần 700 phương tiện. Các ngân hàng mới chỉ ký hợp đồng tín dụng đóng mới, nâng cấp cho 28 tàu với tổng số tiền trên 243 tỷ đồng, so với con số 4,5 nghìn tỷ quá khiêm tốn?
+ Với thực trạng nợ xấu hiện nay, dù có hỗ trợ của Chính phủ về lãi suất, ngân hàng cũng đâu thể dễ dàng cho vay được. Vì số tiền ấy, ngân hàng vẫn phải lo với tư cách là một doanh nghiệp để bảo toàn vốn, không làm tăng thêm nợ xấu. Chúng ta phải thấy rằng, quan điểm và cách hành xử như thế của ngân hàng là hoàn toàn đúng.
Vấn đề là phải bàn tìm ra cơ chế tháo gỡ vấn đề này để ngân hàng thực hiện chính sách này không bị ràng buộc, áp lực như các khoản cho vay bình thường mà là một khoản cho vay đặc biệt của quốc gia, một nhiệm vụ hết sức quan trọng gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Dĩ nhiên, chúng ta cũng không quên, chính sách đánh bắt xa bờ trước đây đã mất quá nhiều tiền bạc nhưng bây giờ thì lại khóa chặt quá.
Phải tính lại vốn đối ứng của ngư dân
- Chính sách này không chỉ đơn thuần hỗ trợ ngư dân mà còn góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhất là trong thời điểm Trung Quốc ngày càng “leo thang” ở Biển Đông hiện nay. Theo ông cần phải có những giải pháp đột phá nào?
+ Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 mới đây, Chính phủ đã quyết định thay đổi các chính sách đối với ngư dân. Dù chậm nhưng cũng rất tốt như việc giao cho UBND tỉnh quyết định cho ngư dân đóng tàu gỗ, không bắt buộc phải mua máy mới mà được hoán cải hay mua tàu đã qua sử dụng. Mình mở ra như vậy thì ngư dân sẽ đón nhận rất là tốt.
Một vấn đề khác, các nhà làm chính sách của chúng ta cứ quen ngồi một chỗ và hình dung rồi bắt buộc cả nước phải theo một quy chuẩn đóng tàu thì không đúng vì tập quán, thói quen, ngư trường, thời tiết ở mỗi vùng khác nhau. Tôi cho rằng nên để cho ngư dân phát huy năng lực của cộng đồng, các cơ sở công nghiệp ở các địa phương và nên giao cho địa phương chịu trách nhiệm đóng tàu thay vì cứ ôm hết trên này.
- Về nguyên tắc, nếu chủ tàu không chứng minh được khả năng trả nợ, không thể ép ngân hàng cho vay vốn. Đây được coi là ‘nút thắt” lớn nhất khiến Nghị định 67 triển khai với tốc độ “rùa bò”. Cần phải giải quyết vấn đề này ra sao?
+ Qua giám sát, tiếp xúc cử tri tôi thấy, bà con ngư dân mình còn nghèo, đang phải đi vay lãi ngày, lãi suất cao rất nhiều nhưng lại gắn với từng chuyến đi biển. Nếu cứ bắt ngư dân có 20% hay 30% vốn đối ứng như 10 tỷ đồng mà 20% là 2 tỷ đồng thì không thể khả thi được. Cho nên cần phải phân loại. Nếu chỉ hoán cải một con tàu chỉ vài ba tỷ đồng thì có chủ trương cho họ lấy chính con tàu của mình ra thế chấp. Và ở một mức nào đó, Chính phủ nên tính có thể không cần phải có vốn đối ứng. Còn với những khoản vay lớn, các nhà đầu tư lớn thì bắt buộc phải có vốn đối ứng.
- Còn điều gì làm ông băn khoăn để chúng ta bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo?
+ Việt Nam có một vùng biển rộng lớn như vậy, cả ngành kinh tế như vậy nhưng không thấy có doanh nghiệp đánh bắt thủy sản. Đây là một trong những lực lượng nòng cốt để bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhưng chúng ta chưa bàn đến. Tôi nghĩ, khi các doanh nghiệp tư nhân chưa làm thì doanh nghiệp Nhà nước phải làm, đó mới thể hiện được vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước. Tiếp đó, Chính phủ phải tạo ra các cơ chế hỗ trợ về vốn, kỹ thuật… để doanh nghiệp đầu tư. Có hấp dẫn, lợi nhuận thì nhà đầu tư mới làm.
- Xin cám ơn ông!
Thảo Nguyên (Thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Mã cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long liên tục tăng kịch trần trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, khiến công ty phải giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình