Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 20/07/2018 - 13:25
(Thanh tra)- Trong một tháng qua, tỷ giá trung tâm của VND với USD liên tục tăng. Các ngân hàng có thể mua USD từ Ngân hàng Nhà nước với giá 23.050 đồng/USD.
Việc tỷ giá USD/VND tăng, ngoài việc gây ảnh hưởng xấu tới các doanh nghiệp vay nợ ngoại tệ USD, thì còn tạo cú hích cho những công ty lớn có hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Ảnh: TM
Việc tỷ giá USD/VND tăng, ngoài việc gây ảnh hưởng xấu tới các doanh nghiệp vay nợ ngoại tệ thì còn tạo cú hích cho những công ty lớn có hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Câu chuyện của các doanh nghiệp vay nợ ngoại tệ
Tỷ giá biến động đương nhiên gây ảnh hưởng bất lợi với các doanh nghiệp có những khoản vay USD lớn khi phải thiết lập chi phí lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá.
Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) tại ngày 31/3/2018 có vay khoảng 278 triệu USD, bao gồm 48,6 triệu USD nợ ngắn hạn và 229 triệu USD nợ dài hạn.
Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) cũng có khoản nợ khoảng 31 triệu USD tính tới cuối năm 2017.
Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil) phải thanh toán nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài khoảng 850 triệu USD/năm.
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines) tính đến thời điểm 31/12/2017 nợ 91 triệu USD, chưa kể còn có một hạn mức vay đến 117 triệu USD tại VietinBank nhằm đầu tư mua 10 tàu bay của Jestar.
Các công ty này, như thường lệ sẽ phải ghi nhận những khoản lỗ chênh lệch tỷ giá trên báo cáo tài chính và ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận theo kỳ kế toán.
Ngược lại, với biến động tăng của đồng USD, từ đầu tháng 4 đến nay, tỷ giá Yên/VND giảm 6,3%, EUR/VND giảm 4%. Điều này được nhiều chuyên gia nhận định giúp các doanh nghiệp vay nợ Yên, EUR hưởng lợi.
Điển hình là Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV), tính đến 31/3/2018 có tổng nợ vay vào khoảng 14.475,7 tỷ đồng, chủ yếu là vay đồng Yên cho các dự án xây dựng nhà ga hành khách quốc tế Sân bay Tân Sơn Nhất, nhà ga T2 Sân bay Nội Bài. Trong đó, ACV có khoản nợ đến hạn phải trả 731 triệu USD cho năm 2018.
Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) còn nợ 78 triệu USD và 70,8 triệu EUR được bảo lãnh bởi Chính phủ. Nợ gốc và lãi vay được trả 6 tháng 1 lần, trong đó thời gian trả nợ gốc là 9,5 năm (từ tháng 6/2012) chi thành 19 kỳ trả nợ. Thời gian trả nợ gốc đến năm 2021, do đó sắp hết thời gian trả nợ.
Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC) có khoản vay dài hạn của công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 bằng đồng Yên, tương đương 950 tỷ đồng. Khoản vay được bảo lãnh bởi Bộ Tài chính. Gốc vay được thanh toán trong vòng 22 năm 6 tháng bắt đầu từ 2006, tức đáo hạn vào năm 2038.
Doanh nghiệp xuất khẩu hưởng lợi
Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược Công ty Cổ phần Chứng khoán dầu khí (PSI) cho biết tỷ giá tăng thì đối tượng hưởng lợi thuộc về những ngành xuất khẩu như thủy sản, dệt may, dầu khí, cao su, công nghệ...
Đối với ngành thủy sản, Tổng cục Thủy sản cho biết kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm ước đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 13% cùng kỳ năm trước. Trong đó, danh sách 5 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam có thể kể đến Vĩnh Hoàn (VHC), Hùng Vương (HVG), Biển Đông, IDI và Nam Việt (ANV).
Riêng Vĩnh Hoàn, trong 7 năm liên tiếp (2010 - 2017), đứng đầu trong top 5 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam. Năm 2017, giá trị xuất khẩu đã lên tới 270 triệu USD, gấp 2,2 lần so với Hùng Vương. Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của Vĩnh Hoàn với giá trị 148,4 triệu USD, chiếm tỷ trọng 55%. Vĩnh Hoàn dẫn đầu thị phần xuất khẩu vào Mỹ với 43%.
"Vua tôm" Minh Phú (MPC) cũng có kim ngạch xuất khẩu tới 692 triệu USD năm 2017, tăng 2% so với năm trước. Giá trị xuất khẩu chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của công ty.
Theo số liệu mới nhất, trong 5 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu đi các thị trường Mỹ, Nhật, châu Âu, Hàn Quốc chiếm 76% trong tổng cơ cấu doanh thu. Công ty còn cho biết, doanh thu từ Mỹ, Nhật sẽ tăng mạnh trong các tháng cuối năm khi Minh Phú thực hiện xuất khẩu theo đơn hàng. Công ty ước lợi nhuận trước thuế năm 2018 sẽ đạt 1.265 tỷ đồng, vượt 15% kế hoạch cả năm.
Đối với ngành Dệt may, doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ như Sợi Thế Kỷ (STK) cũng được hưởng lợi không kém. Bà Nguyễn Phương Chi, Giám đốc Chiến lược cho biết, do STK luôn duy trì tỷ trọng doanh thu xuất khẩu ở mức 50-60% tổng doanh thu nên luôn có đủ nguồn USD để nhập khẩu nguyên liệu, trả nợ gốc và lãi vay. Do vậy, biến động của tỷ giá trong thời gian vừa qua không ảnh hưởng gì nhiều tới hoạt động kinh doanh của STK. Việc bán hàng và mua nguyên vật liệu của công ty vẫn diễn ra như bình thường.
Cũng theo bà Chi, lỗ tỷ giá thực hiện (liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa) và trích lập dự phòng chênh lệch tỷ giá (liên quan tới việc đánh giá lại các khoản vay ngoại tệ vào cuối kỳ kế toán) trong 6 tháng đầu năm của STK vẫn nằm trong phạm vi kế hoạch ngân sách 2018. Do đó, công ty vẫn đạt kế hoạch doanh thu và vượt kế hoạch lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm.
Đại diện STK cho biết quý II, công ty ước đạt doanh thu 588 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 43 tỷ đồng. Như vậy, tính chung nửa đầu năm, STK đạt 1.177 tỷ đồng doanh thu và 83 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hoàn thành lần lượt 50% và 66% kế hoạch.
Bà Chi đồng thời khẳng định diễn biến tỷ giá USD/VND hiện nay khó có thể lường trước được do chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài (ví dụ nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung). Tuy nhiên, cho dù tỷ giá có biến động lớn thì với tỷ trọng doanh thu xuất khẩu cao, STK sẽ có được nguồn cung ngoại tệ ổn định để nhập khẩu và trả nợ. Do đó, việc ghi nhận lỗ tỷ giá thực hiện sẽ không nhiều. Phần lớn lỗ tỷ giá mà STK đã và sẽ ghi nhận là khoản trích lập dự phòng chênh lệch tỷ giá theo nguyên tắc kế toán thận trọng và việc trích lập dự phòng này không ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tiền mặt của công ty.
Trà My
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC