Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng gấp khoảng 10 lần

Thứ hai, 09/07/2018 - 21:47

(Thanh tra) - Chiều ngày 9/7 tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) phối hợp với IFC (một tổ chức đồng cấp với Ngân hàng Thế giới và là thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới) tổ chức công bố báo cáo các khuyến nghị về chiến lược FDI thế hệ mới và tầm nhìn 2020 -2030 của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng phát biểu tại buổi lễ

Lễ công bố báo cáo nhằm cung cấp, phát hiện và khuyến nghị tham khảo cho Chính phủ xây dựng định hướng thu hút FDI thế hệ mới - một nội dung căn bản của các tài liệu chiến lược như: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2021-2030).

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng nhấn mạnh: “Thách thức chúng ta phải đối mặt là rất đặc thù, khi mà dòng vốn FDI đạt mức cao kỷ lục song hiệu ứng lan tỏa và các giá trị gia tăng mà dòng vốn này mang lại còn khá hạn chế. Chúng tôi tin rằng các khuyến nghị được nêu ra hôm nay sẽ đặt nền tảng cho một cách tiếp cận mới ở cấp quốc gia về FDI và góp phần vào việc đạt được các mục tiêu phát triển của đất nước”.

Mặc dù các chính sách mở của đầu tư và thương mại đã mang lại sự gia tăng các dòng vốn FDI tạo thêm nhiều việc làm và đa dạng hóa xuất khẩu, đặc biệt trong thập kỷ vừa qua, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng gấp khoảng 10 lần, vượt qua hầu hết các đối thủ cạnh tranh trong khu vực - báo cáo mới này được thực hiện với nhận thức ngày càng rõ nét rằng Việt Nam cần thực hiện các cải cách mang tính đột phá nhằm cạnh tranh thu hút các dòng vốn FDI có chất lượng hơn.

Với sự hỗ trợ của Cục Kinh tế liên bang Thụy Sỹ, báo cáo này tập trung giải quyết các phát hiện gần đây cho thấy rằng FDI đổ vào Việt Nam chủ yếu bắt nguồn từ các yếu tố như chi phí lao động thấp và cơ chế ưu đãi lớn.

Thực tế, các nhà đầu tư đã xác định rằng, việc thiếu lao động có kỹ năng là một rào cản đối với tăng trưởng; trong khi việc thiếu các chuỗi cung ứng tích hợp tại địa phương, khan hiếm các nhà cung ứng trong nước có chất lượng và các chính sách hiệu quả nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương càng làm giảm năng lực cạnh tranh của các công ty.

Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia IFC phụ trách Việt Nam, Campuchia và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cho biết: “Phân tích chính của báo cáo tập trung vào việc rà soát kỹ lưỡng các lĩnh vực ưu tiên tiềm năng. Mục đích là nhằm xác định các ngành - đi kèm các điều kiện cần thiết - sẽ mang lại cơ hội cạnh tranh tốt nhất cho Việt Nam trong việc thu hút đầu tư (cả FDI và đầu tư trong nước), từ đó tạo ra nhiều việc làm tốt hơn và tăng tỷ lệ cung ứng từ các doanh nghiệp địa phương”.

Thảo luận tại buổi lễ, các đại biểu cho rằng một trong những ưu tiên hàng đầu là triển khai các chính sách cụ thể nhằm tăng cường liên kết chuỗi giá trị và hiệu ứng lan tỏa nhờ FDI, với trọng tâm là liên kết chuỗi giá trị và các chương trình phát triển nhà cung ứng có mục tiêu.

Để giải quyết các thách thức, nắm bắt cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam phải nỗ lực xây dựng mội trường kinh doanh phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong kỷ nguyên công nghệ số. Thay vì “ nỗ lực bắt kịp”, quá trình tái khởi động này phải đem lại môi trường đầu tư ưu việt cùng các trải nghiệm vận hành với các giải pháp số/trực tuyến cạnh tranh được với đối thủ khác trong khu vực.

Ngoài ra, các khuyến nghị khác bao gồm xây dựng và triển khai một kế hoạch quốc gia về nâng cao tay nghề nhằm giúp Việt Nam đẩy nhanh được quá trình chuyển dịch từ lao động tay nghề thấp sang lao động tay nghề cao; hiện đại hóa công tác xúc tiến đầu tư, chuyển dịch từ xúc tiến thụ động sang chủ động ở một số ngành ưu tiên; rà soát toàn bộ khung chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành; mở cửa một số ngành dịch vụ quan trọng để thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng trưởng đối với đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt, cần thành lập một cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài thế hệ mới với đầy đủ thẩm quyền, chức năng, cơ cấu và ngân sách...                                                                    

   Nguyễn Điểm

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm