Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Điều chỉnh giá dịch vụ phải đi kèm nâng cao chất lượng

Thứ ba, 28/08/2018 - 06:20

(Thanh tra)- Mới đây, để tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ y tế sau khi điều chỉnh giá dịch vụ theo Thông tư 15/2018/TT-BYT và sử dụng có hiệu quả Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT). Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành bảo đảm và nâng cao chất lượng dịch vụ khi thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh. Trong đó chú trọng việc đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định chuyên môn về y tế.

Giám đốc cơ sở khám, chữa bệnh và người trực tiếp chỉ định phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra các trường hợp chỉ định sử dụng dịch vụ kỹ thuật. Ảnh: PA

Theo Bộ Y tế, thời gian qua, tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng, người dân ngày càng hiểu rõ lợi ích, tính nhân văn của chính sách BHYT nên tần suất khám, chữa bệnh/thẻ BHYT ngày càng tăng. Các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện được đầu tư nâng cấp, được các cơ sở y tế tuyến trên tăng cường đào tạo và chuyển giao kỹ thuật. Bên cạnh đó, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và nhiều địa phương đã đẩy mạnh việc đấu thầu tập trung nên giá một số thuốc, vật tư, hóa chất giảm.

Theo yêu cầu của Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh, đào tạo, tập huấn, xây dựng đội ngũ cán bộ y tế có tinh thần, thái độ phục vụ văn minh, thân thiện.

Đặc biệt, giám đốc cơ sở khám, chữa bệnh và người trực tiếp chỉ định phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra các trường hợp chỉ định sử dụng dịch vụ kỹ thuật, chỉ định người bệnh vào điều trị nội trú, kéo dài thời gian điều trị nội trú không đúng theo các quy định về chuyên môn y tế. Đồng thời phải quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính của bệnh viện.

Theo Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ sở y tế để nắm bắt các thông tin và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc về khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT, trường hợp vượt quá thẩm quyền báo cáo UBND cấp tỉnh hoặc Bộ Y tế để xem xét, giải quyết.

Trong thời gian tới, các đơn vị phải đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về chuyên môn y tế, về khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ y tế, tổ chức đấu thầu, cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý, xử lý nghiêm, công khai các trường hợp vi phạm.

Đối với Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu đơn vị này phải thường xuyên tổ chức việc kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động chuyên môn liên quan đến việc chỉ định sử dụng dịch vụ, thuốc, vật tư, chỉ định người bệnh vào điều trị nội trú và các hoạt động chuyên môn khác. Vụ Bảo hiểm Y tế phải phối hợp với các vụ, cục, Thanh tra bộ và các đơn vị có liên quan để tổ chức kiểm tra, giám sát hoặc chỉ đạo Sở Y tế, cơ quan quản lý y tế của các bộ, ngành tổ chức việc kiểm tra, giám sát về công tác khám bệnh, chữa bệnh và việc thực hiện Thông tư số 15/2018/TT-BYT.

Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ Y tế sẽ chủ trì, phối hợp với các vụ, cục của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất và tổ chức thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất về công tác khám bệnh, chữa bệnh và quản lý, sử dụng Quỹ BHYT.

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm