Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 03/12/2013 - 16:00
(Thanh tra) - Với chủ đề “Giai đoạn mới của tiến trình cải cách kinh tế: Từ chương trình tới hành động”, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên 2013 đã được tổ chức sáng nay (3/12) tại Hà Nội. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tham dự diễn đàn.
Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: Trần Quý
VBF thường niên được tổ chức trước thềm “Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam 2013” (thay cho Hội nghị Các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) trước đây).
VBF 2013 diễn ra với sự tham gia đối thoại của các nhóm: Ngân hàng và thị trường vốn; đầu tư và thương mại; cơ sở hạ tầng; giáo dục; công nghiệp ô tô, xe máy; công tác hải quan, tiểu nhóm thuế, tiểu nhóm đất đai; quản trị và minh bạch, với đại diện của Chính phủ, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, cùng cộng đồng nhà tài trợ.
Tại VBF, các nhóm công tác đã chỉ ra những mặt được và những mặt hạn chế trong chủ trương, chính sách và thực thi trong mỗi lĩnh vực. Qua đó, nêu ra những khuyến nghị đối với Chính phủ và các bộ, ngành nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu hơn tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Một trong những nhóm được các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm nhất tại VBF lần này là lĩnh vực ngân hàng, thị trường vốn và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Chia sẻ với những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong điều hành nền kinh tế, ông Simon Andrew - Giám đốc khu vực của IFC tại Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Lào, cho rằng, một năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, một số vấn đề được đề cập trước đây vẫn chưa được xử lý nên được giải quyết trong thời gian tới.
Đông đảo đại diện các nhà tài trợ, cộng đồng doanh nghiệp tham dự diễn đàn. Ảnh: Trần Quý
“Chúng tôi mong muốn có giải pháp tăng cường minh bạch, công khai thông tin về chương trình tái cơ cấu ngành ngân hàng, trong đó có lộ trình tăng tỷ lệ vốn nước ngoài tại các ngân hàng trong nước” - nhóm công tác ngân hàng kiến nghị.
Đối với việc xử lý nợ xấu, các nhà tài trợ, nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao sự ra đời của Công ty Quản lý tài sản (VAMC), tuy nhiên họ cũng đang rất quan tâm đến việc mua nợ xấu và xử lý nợ xấu thế nào cho hiệu quả.
Đối với thị trường vốn, ông Terry Mahony, nhóm công tác thị trường vốn kiến nghị: Tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài, giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước bằng việc bán cổ phần Nhà nước trong các công ty cổ phần thuộc diện không “nhạy cảm”. Trước mắt có thể giảm bớt sở hữu Nhà nước tại các công ty niêm yết về ở mức từ 35% đến dưới 50%, thời gian sau đó có thể giảm xuống thêm. Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các công ty 100% vốn Nhà nước…
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải (ngồi giữa) tại diễn đàn. Ảnh: Trần Quý
Đánh giá về tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, ông Trần Đức Anh, nhóm công tác đầu tư và thương mại cho biết, doanh nghiệp Nhà nước hiện chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân (gần 33% GDP), tuy nhiên những kết quả thu được từ quá trình cổ phần hóa thời gian qua còn hạn chế. Tốc độ cổ phần hóa đã giảm mạnh từ hơn 800 doanh nghiệp năm 2004 - 2005 xuống còn 13 doanh nghiệp vào năm 2012 và năm 2013 con số này còn nhỏ hơn. Hệ thống quản trị, giám sát, minh bạch thông tin của khu vực này cũng thiếu, dẫn tới nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thua lỗ lớn mà không có cảnh báo sớm.
"Chính phủ có thể xem xét huy động công chúng tham gia giám sát thông qua yêu cầu phải minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước", nhóm công tác của VBF đề xuất.
Bên cạnh đó, VBF cũng đề nghị một cơ chế bình đẳng hơn giữa khu vực Nhà nước với tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài. "Một tổng công ty Nhà nước có thể nhanh chóng được cấp phép xây dựng nhà máy phát điện với khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài phải mất nhiều năm để có thể hoàn tất mọi thủ tục xin phép xây dựng một nhà máy phát điện tại Việt Nam. Chính phủ nên nghiên cứu vì sao chỉ có một vài dự án BOT nước ngoài được cấp phép trong hơn 10 năm qua", nhóm công tác dẫn chứng.
Dù còn nhiều vấn đề, nhưng theo nhận định của bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước cần nhiều thời gian. "Ai cũng muốn nhanh, nhưng nói dễ làm thì khó. Song, vẫn còn dư địa để đẩy nhanh quá trình này", bà Kwakwa chia sẻ.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đánh giá cao sự giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn của các nhà tài trợ và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời mong muốn trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ và hợp tác của các nhà tài trợ và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đối với các kiến nghị của các nhà tài trợ và cộng đồng doanh nghiệp được nêu ra tại diễn đàn, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ và các bộ, ngành sẽ tiếp thu, chắt lọc để tìm ra các giải pháp hữu hiệu, hài hòa nhất trong mọi lĩnh vực.
“Chính phủ Việt Nam sẵn sàng lắng nghe và mong muốn được đối thoại với các nhà tài trợ, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước. Những vướng mắc, khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp cần được tháo gỡ để môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam ngày một hoàn thiện hơn, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế” - Phó Thủ tướng khẳng định.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải