Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đẩy mạnh cho vay theo Nghị định 41/2010

Thứ hai, 14/10/2013 - 09:34

(Thanh tra)- Sau 3 năm tích cực triển khai thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank Đắk Lắk đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tiếp tục cùng hệ thống Agribank khẳng định vai trò chủ đạo trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

Giao dịch tại Agribank

Nghị định số 41 ngày 12/4/2010 của Chính phủ về “chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” thay thế Quyết định 67/1999/QĐ-TTg là một bước phát triển mới trong việc thể chế hoá quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (Khoá X) của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Khác với Quyết định 67/1999/QĐ-TTg, Nghị định số 41 mở rộng phạm vi cho tất cả các tổ chức tín dụng cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đồng thời một lần nữa khẳng định chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn là một hệ thống các biện pháp chính sách của Nhà nước khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư vào lĩnh vực này nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần từng bước nâng cao đời sống người dân.

Xác định đây là nhiệm vụ chính trị của ngành Ngân hàng đối với chính sách “tam nông” của Đảng, với ưu thế vượt trội về nguồn lực tài chính, mạng lưới, nguồn nhân lực và kinh nghiệm tích lũy được sau 10 năm thực hiện Quyết định 67/1999/QĐ-TTg về đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, sau 3 năm thực hiện Nghị định số 41 của Chính phủ, Agribank Đắk Lắk đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của ngân hàng thương mại Nhà nước trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn tại địa bàn.

Từ khi thực hiện cho vay theo Nghị định số 41 đến nay, doanh số cho vay của Agribank Đắk Lắk là 10.703 tỷ đồng, với 81.442 lượt khách hàng vay vốn (chiếm tỷ trọng 72% số khách hàng được tiếp cận vay vốn theo Nghị định số 41 trên địa bàn tỉnh có trên 30 tổ chức tín dụng cùng thực hiện chính sách tín dụng này). Doanh số thu nợ là 8.018 tỷ đồng, dư nợ đến 31/8/2013 là 2.685 tỷ đồng, chiếm 27,7% tổng dư nợ và chiếm 30,1% dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn. Đến 31/8/2013, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Chi nhánh Đắk Lắk đạt 8.915 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 92%/tổng dư nợ, với 29.605 khách hàng còn dư nợ. Trong đó, dư nợ ngành Nông, lâm nghiệp là 1.288 tỷ đồng, chiếm 47,9% dư nợ cho vay theo Nghị định số 41, với số khách hàng là 42.545 còn dư nợ, chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân.

Việc thực hiện cho vay theo Nghị định số 41 đã tạo điều kiện cho khách hàng khai thác có hiệu quả, tiềm năng, thế mạnh, góp phần thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân được quan tâm đầu tư đúng mức, nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích, tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội, góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống cho hàng trăm ngàn hộ nông dân địa phương.

Có được những kết quả trên đó là do trong những năm qua Chi nhánh Đắk Lắk đã bám sát các nội dung chỉ đạo, chỉ tiêu điều hành kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý của Trụ sở chính; thực hiện kiểm soát điều hành kế hoạch thường xuyên, liên tục, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật, an toàn hệ thống; triển khai thực hiện đúng, kịp thời, có hiệu quả các giải pháp điều hành hoạt động của Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc Agribank.

Để triển khai có hiệu quả Nghị định số 41, Agribank Đắk Lắk tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ về mặt chủ trương, chính sách của các cấp ủy, chính quyền; phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết liên tịch 02, 03 từ tỉnh đến cơ sở...

Trong những năm tới, để tiếp tục đưa Nghị định số 41 đi vào cuộc sống và nâng cao hiệu quả, Agribank Chi nhánh Đắk Lắk tiếp tục chú trọng cho vay trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, hàng năm tăng tối thiểu 5% dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo chỉ tiêu do Trụ sở chính giao; đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, liên hệ mật thiết với địa phương để có chính sách phối hợp, cho vay đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên địa bàn nông thôn.

Phan Quốc Lương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm