Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cục Thuế Kiên Giang: Tiếp tục hợp nhất các chi cục thuế địa bàn trọng yếu

Thứ ba, 10/12/2019 - 17:53

(Thanh tra)- Đến nay, Cục Thuế tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành chỉ tiêu sáp nhập các chi cục thuế (CCT) tại các huyện không thuộc địa bàn biên giới, hải đảo.

Các CCT sau khi sáp nhập thuộc Cục Thuế Kiên Giang tiếp tục hoạt động ổn định, thông suốt.

Tuy nhiên, do còn 4 CCT thuộc địa bàn trọng yếu chưa sáp nhập, nên Cục Thuế Kiên Giang sẽ tiếp tục hợp nhất 4 CCT này trong năm 2020, nhằm đảm bảo giảm 50% số CCT trên địa bàn.

Đảm bảo tiêu chí hợp nhất

Ngày 28/8/2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1681/QĐ-BTC, về việc hợp nhất 5 CCT trực thuộc Cục Thuế Kiên Giang theo tinh thần Quyết định số 520, ngày 13/4/2018 của Bộ Tài chính phê duyệt Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập CCT quận, huyện, thị xã thành CCT khu vực thuộc cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Quyết định 520). Trong năm 2019, Cục Thuế tỉnh Kiên Giang đã tiến hành hợp nhất 10 CCT các huyện thành 5 CCT khu vực, cụ thể: CCT khu vực An Biên - An Minh; CCT khu vực Hòn Đất - Kiên Lương; CCT khu vực Châu Thành - Tân Hiệp; CCT khu vực Giồng Riềng - Gò Quao; CCT khu vực Vĩnh Thuận - U Minh Thượng. Đồng thời giữ nguyên 5 CCT, trong đó có 4 CCT đóng trên địa bàn trọng yếu biên giới, hải đảo là: CCT huyện đảo Phú Quốc; CCT thành phố Hà Tiên; CCT huyện Kiên Hải và CCT huyện Giang Thành nhằm đảm bảo an ninh kinh tế, chủ quyền quốc gia, tạo thuận lợi thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế..., theo Quyết định số 520. 

Ông Nguyễn Văn Cấp, Phó Trưởng phòng Tổ chức - Cán bộ, Cục Thuế Kiên Giang cho biết, quá trình thực hiện hợp nhất các CCT nêu trên tương đối thuận lợi do lãnh đạo cục thuế đến từng CCT để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức. Từ đó, làm tốt công tác tư tưởng, động viên, sau đó triển khai chủ trương hợp nhất, phổ biến tiêu chí bổ nhiệm, sắp xếp cán bộ, công chức theo quy định của Tổng cục Thuế, nên đã nhận được sự đồng thuận cao, nhất là việc sắp xếp lại 52/108 đội trưởng được thông suốt; bố trí cán bộ đang là chi cục trưởng cũng dễ dàng do vị trí này và một số trưởng phòng thuộc cục thuế lúc đó đang còn thiếu...

Thực tế cho thấy, các hoạt động chức năng về công tác quản lý thuế tại các CCT mới hợp nhất vẫn diễn ra thông suốt, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vẫn đảm bảo tiến độ, kế hoạch dự toán và người nộp thuế không gặp bất cứ trở ngại nào khi thực hiện các thủ tục hành chính, nghĩa vụ thuế...

Sẽ sáp nhập 3 CCT địa bàn trọng yếu

Trong năm 2019, Cục Thuế tỉnh Kiên Giang đã tiến hành hợp nhất 10 CCT các huyện thành 5 CCT khu vực, cụ thể: CCT khu vực An Biên - An Minh; CCT khu vực Hòn Đất - Kiên Lương; CCT khu vực Châu Thành - Tân Hiệp; CCT khu vực Giồng Riềng - Gò Quao; CCT khu vực Vĩnh Thuận - U Minh Thượng.

Trước đó, Cục Thuế Kiên Giang có tổng số 15 CCT, để đáp ứng giảm còn 8 CCT theo quy định (50%). Sau khi hợp nhất 10 CCT thành 5 CCT khu vực nêu trên, hiện tại tỉnh Kiên Giang vẫn còn tổng cộng 10 CCT, trong đó có 4 đơn vị đặc thù thuộc địa bàn biên giới, hải đảo, không thuộc diện hợp nhất theo Quyết định số 520. Tuy nhiên, tại công văn số 4431, ngày 31/10/2019 của Tổng cục Thuế gửi các cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã nêu 28 địa phương, trong đó có tỉnh Kiên Giang cần có phương án để hoàn thành chỉ tiêu giảm 50% số CCT trên địa bàn...

Theo ông Nguyễn Văn Cấp, nhằm tiếp tục hợp nhất 5 CCT còn lại theo tinh thần chỉ đạo của Tổng cục Thuế, hiện tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang đã có kế hoạch và dự kiến giữ nguyên CCT huyện đảo Phú Quốc; hợp nhất 4 CCT, gồm: CCT TP. Rạch Giá và CCT đảo Kiên Hải; 2 địa phương thuộc địa bàn biên giới là CCT TP. Hà Tiên và CCT huyện Giang Thành trong năm 2020... 

Ông Nguyễn Quốc Cường, Cục trưởng Cục Thuế Kiên Giang cho rằng, trước khi tiến hành sáp nhập các đơn vị này, Cục Thuế Kiên Giang cần có sự nghiên cứu, đánh giá về cơ sở hạ tầng, giao thông, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin tại các địa phương nêu trên... đảm bảo tích cực công tác quản lý thuế và nhất là không gây khó khăn, phiền hà cho người dân khu vực biên giới, hải đảo trong việc đi lại thực hiện các thủ tục về thuế tại trụ sở cơ quan thuế... Từ đó, cục thuế có cơ sở để báo cáo tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện. Nếu thấy cần thiết, cục thuế sẽ tham mưu lãnh đạo tỉnh, kiến nghị cơ quan chức năng cho đăng ký bổ sung thêm con dấu cho các văn phòng cơ quan thuế nơi không đặt trụ sở CCT. Việc này nhằm tạo cho người dân vùng biên giới, hải đảo thực hiện các thủ tục hành chính về thuế thuận lợi và công tác quản lý thuế trên các địa bàn trọng yếu được thông suốt, đảm bảo an ninh kinh tế, chủ quyền quốc gia, tạo thuận lợi thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế...

Trường Sơn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm