Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Công ty Cổ phần DAP số 2 - Vinachem: Đang hoạt động trong tình trạng mất cân đối về tài chính

Thứ sáu, 17/08/2018 - 16:38

(Thanh tra)- Chính thức đi vào vận hành thương mại từ ngày 1/7/2015, Công ty Cổ phần DAP số 2 liên tục để xảy ra các vi phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên dẫn đến tình hình tài chính của Công ty mất cân đối, gây khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công ty Cổ phần DAP số 2 kinh doanh thua lỗ, đời sống không đảm bảo nên nhiều lao động tay nghề cao đã nghỉ việc. Ảnh: QĐ

Thua lỗ triền miên trong 3 năm từ 2015 - 2017

Công ty Cổ phần DAP số 2 - Vinachem (trụ sở tại xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) với ngành nghề chính sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phân bón và hóa chất. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là một trong 3 cổ đông sáng lập với số vốn góp chiếm tỉ lệ 53,5%.

Theo Kết luận Thanh tra số 5614/KL-BCT ngày 17/7/2018 của Bộ Công Thương, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần DAP số 2 còn để xảy ra nhiều vi phạm trong việc kiểm tra, giám sát thiếu chặt chẽ trong công tác bán hàng, xác định giá bán, thực hiện các hợp đồng bán hàng, công tác quản lý, mua sắm vật tư đầu vào, xác định vật tư tiêu hao, quản trị sản xuất, quản lý tài sản, thành phẩm, vật tư, công nợ và công tác hoạch toán kế toán chưa chính xác, đầy đủ… dẫn đến tăng chí phí, tăng giá thành, chênh lệch số liệu giữa các bộ phận theo dõi.

Hiện tình hình tài chính của Công ty đang mất cân đối, tính đến ngày 30/6/2017 tài sản ngắn hạn là 389.493,113 triệu đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn lên đến 1.984.676,044 triệu đồng. Phần chênh lệch chủ yếu nằm trong lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm 2015, 2016, 2017 và Công ty đã không còn bảo toàn được vốn.

Sau các năm đi vào sản xuất kinh doanh không đạt hiểu quả, kết quả kinh doanh tổng lỗ lũy kế đến thời điểm ngày 30/7/2017 theo báo cáo tài chính ghi nhận là - 1.425.923,520 triệu đồng. Nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hiện giờ chủ yếu là từ vốn vay ngân hàng và từ nhà cung cấp, gây khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định.

Kết quả kinh doanh bi đát lỗi thuộc về ai?

Kết luận Thanh tra số 5614/KL-BCT cũng đã quy trách nhiệm cho từng tập thể, cá nhân khi để tình trạng kinh doanh thua lỗ như trên. Theo đó, trách nhiệm trước hết thuộc về Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ban quản lý dự án và lãnh đạo các phòng, ban thuộc Công ty do chưa chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh. Thậm chí là không chấp hành quy định, buông lỏng quản lý về đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị dẫn tới hậu quả tăng giá thành sản xuất, lãng phí, mất vốn đầu tư.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam với trách nhiệm là cổ đông chính tại Công ty Cổ phần DAP số 2 đã không kịp thời xử lý các phát sinh, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra những sai phạm trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty.

Trước tình trạng trên, Thanh tra Bộ Công Thương đã đưa ra hàng loạt các kiến nghị cần phải thực hiện ngay đối với Công ty Cổ phần DAP số 2 và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Trong đó, phía Công ty Cổ phần DAP số 2 cần rà soát soát đánh giá nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức và có hình thức xử lý trong công tác lựa chọn nhà thầu tại một số gói thầu. Tiến hành kiểm kê, đối chiếu vật tư, thu hồi từ các xưởng, phòng với tồn kho vật tư thu hồi thực tế. Vật tư thu hồi không còn tồn tại trong kho thì tiến hành xác định trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan và bồi thường theo quy định.

Trong công tác tài chính cần rà soát thực hiện chính sách khuyến mại, giảm trừ giá bán, chiết khấu của nhiều hợp đồng kinh tế với tổng số tiền gần 3 tỷ đồng, đồng thời xác định trách nhiệm cá nhân liên quan và yêu cầu xử lý tài chính số tiền chi chưa đúng quy định. Làm rõ trách nhiệm việc tổ chức lễ khánh thành Nhà máy DAP số 2 gây lãng phí 250 triệu đồng, đồng thời truy trách nhiệm của các bên liên quan đối với phần chi phí vượt định mức hơn 36 tỷ đồng… Xác định trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm việc thực hiện các hợp đồng mua bán than với khối lượng 77.844,107 tấn với tổng giá trị 142.860 triệu đồng không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ hàng hóa theo quy định.

Đối với Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam cần chỉ đạo người đại diện vốn tại Công ty Cổ phần DAP số 2 đánh giá lại toàn bộ chất lượng các thiết bị có công suất, thông số kỹ thuật, xuất xứ để đảm bảo dây truyền vận hành an toàn, có giải pháp xử lý dứt diểm đối với các giá trị chưa đủ điều kiện thanh toán những đã nghiệm thu để quyết toán hợp đồng EPC. Tập đoàn phải tổ chức kiếm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án, vai trò của Tập đoàn trong việc kiểm tra, giám sát người đại diện phần vốn tại Công ty Cổ phần DAP số 2.

Liên quan đến việc xử lý những sai phạm tại Công ty Cổ phần DAP số 2, Bộ Trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng giao Thanh tra bộ chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng trình lãnh đạo bộ thành lập đoàn kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kết luận thanh tra. Đồng thời, giao Thanh tra Bộ Công Thương gửi văn bản đề nghị cơ quan chức năng xác minh đối với các doanh nghiệp đã cung cấp than cho Công ty Cổ phần DAP số 2 để làm rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa và kiến nghị xử lý theo quy định.

Quang Đông

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm