Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 07/08/2015 - 07:19
(Thanh tra)- Ở khu vực Đông Nam bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của đất nước, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu là những địa phương có điều kiện phát triển kinh tế biển, ngư dân có nghề đi biển từ rất lâu đời. Thực hiện gần 1 năm nay nhưng Nghị định số 67/2014/NĐ-CP (về một số chính sách phát triển thủy sản) vẫn còn những rào cản nhất định đối với ngư dân trong vùng.
Ngư dân TP Phan Thiết đang cần được tiếp cận vốn vay để đầu tư tàu thuyền vươn khơi xa. Ảnh: BT
Ông Lê Tuấn Quốc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, sau gần 1 năm triển khai Nghị định 67 đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt cho 32 tổ chức, cá nhân đủ điều kiện vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu đánh bắt hải sản và vay vốn lưu động với tổng số tiền hơn 570 tỷ đồng. Trong đó, đóng mới 10 tàu dịch vụ, 15 tàu khai thác; 7 tàu nâng cấp và vay vốn lưu động. Đến đầu tháng 8/2015, 1 tàu dịch vụ đã hoàn tất và đưa vào hoạt động. Hiện 3 chiếc đang đóng, 2 chiếc đã đóng hoàn thiện. “Ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng với 5 tàu (90 tỷ đồng), số còn lại dự kiến sẽ ký hợp đồng tín dụng vào quý IV/2015”.
Đối với Bình Thuận, đến tháng 8 này, UBND tỉnh đã phê duyệt danh sách đăng ký đóng mới, nâng cấp cho hơn 140 tàu cá, thành lập 154 tổ/1.262 thuyền và 4 tổ hợp tác/4 thuyền tham gia tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản... Trong toàn tỉnh, thị xã La Gi và huyện đảo Phú Quý có số lượng đăng ký đóng mới, nâng cấp tàu theo Nghị định 67 nhiều nhất. Riêng TP Phan Thiết, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt cho 10 trường hợp xin đăng ký đóng mới, nâng cấp tàu cá xa bờ thuộc các phường Lạc Đạo, Bình Hưng, Mũi Né, Phú Hài...
Những con số nhỏ bé nêu trên như “lọt thỏm” trong danh sách đăng ký xin vay vốn đóng tàu dài ngoằng của các ngư dân. Thời điểm hiện tại, nhiều chủ tàu vẫn đang loay hoay để đảm bảo nguồn vốn đối ứng; chưa có cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu vỏ thép; giá thành đóng mới cao, tốn nhiên liệu nhiều.
Tại vùng Đông Nam bộ, ngoài Ngân hàng NN-PTNT tham gia tốt chính sách tín dụng, các ngân hàng khác vẫn rất lúng túng trong khâu thẩm định phương án sản xuất, khả năng tài chính và tính hiệu quả của dự án…
Theo quy định của Nghị định 67, sau khi các hộ ngư dân được chính quyền các cấp xét duyệt hồ sơ thiết kế, tổng dự toán, sẽ được ngân hàng xét duyệt để giải ngân nhưng buộc các trường hợp phải đóng mới 100%. Bên cạnh đó, Nghị định 67 cũng có những quy định rất chặt về mẫu thiết kế tàu. Cũng theo Nghị định 67, ngoài việc vay vốn đóng mới, bà con ngư dân sẽ được vay vốn để cải hoán, sửa chữa nâng cấp tàu. Thế nhưng, đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể để thực hiện vấn đề này…
Minh chứng cho những “rào cản” vừa nêu, ông Trịnh Văn Bốn, ngư dân phường 11, TP Vũng Tàu cho biết: Chi phí để đóng một con tàu vỏ gỗ công suất trên 400 CV với đầy đủ các thiết bị khoảng từ 3 - 4 tỷ đồng. Trong khi đó, một con tàu vỏ gỗ đóng theo mẫu của Bộ NN-PTNT có giá 5 tỷ đồng, tàu vỏ sắt gần chục tỷ đồng. Ngư dân muốn vay vốn đóng tàu phải có vốn đối ứng lớn (30% đối ứng tàu vỏ gỗ và 5% đối với tàu vỏ sắt). Đó là chưa kể ngư dân phải thực hiện nhiều thủ tục mới tiếp cận được vốn vay ngân hàng để đóng tàu.
Với 21 mẫu tàu thiết kế đã được Bộ NN-PTNT phê duyệt và công bố, các ngư dân ở TP Phan Thiết thì lại cho rằng không phù hợp với thực tế hành nghề trên biển và không phù hợp với điều kiện sóng nước của các địa phương, cũng như từng vùng đánh bắt hải sản. Hầu hết người dân đã không chọn theo mẫu phê duyệt mà tự liên hệ với các đơn vị chức năng thiết kế, để yêu cầu thiết kế mẫu mới phù hợp với ngành nghề và thực tế đánh bắt ở địa phương. Việc làm này vừa tốn kém chi phí của ngư dân và kéo dài thời gian cho việc thiết kế và trình thiết kế để được phê duyệt.
Theo Phòng Kinh tế TP Phan Thiết, hiện nay các trường hợp đăng ký vay hưởng chế độ chính sách theo Nghị định 67 vô cùng… nhỏ giọt, chỉ vài trường hợp có thể đủ nguồn vốn đối ứng. Nguồn vốn đối ứng, lên đến vài tỷ đồng, là vô cùng lớn đối với ngư dân, vốn gặp nhiều khó khăn, vất vả trong nghề đi biển trong những năm gần đây.
Trong tháng 8 này, thời điểm chưa rộ lên các cơn bão xa ảnh hưởng đến ngư trường rộng lớn của nước ta. Như vậy cũng đồng nghĩa trong mùa ra khơi đánh bắt như hiện nay, ít ai phải chịu nghỉ đi biển để tập trung cho việc đóng tàu. Nghị định 67 ra đời không chỉ là đòn bẩy giúp ngư dân, bám biển khai thác đánh bắt, mà còn hình thành nên những tổ hợp tác khai thác, thu mua hải sản trên biển, tạo nên môi trường kinh tế trên biển ổn định và phát triển. Song song với đó, Nghị định 67 còn là một mạch nguồn dân tộc kết nối để bảo vệ chủ quyền và lãnh hải Tổ quốc. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại ở vùng Đông Nam bộ cần tích cực, chủ động trong việc giải ngân vốn tín dụng đối với các hồ sơ đủ điều kiện ký hợp đồng giải ngân của các hộ ngư dân.
Mặt khác, cần tập trung hướng dẫn ngư dân về cách tiếp cận vốn vay sao cho hợp lý, tháo gỡ những vướng mắc cũng như nhanh chóng hoàn tất việc thẩm định hồ sơ đã được phê duyệt. Công tác khuyến khích ngư dân mạnh dạn đầu tư, đóng mới, cải hoán, nâng cấp công suất tàu thuyền đủ khả năng vươn khơi, bám biển dài ngày cũng cần được các cấp chính quyền trong vùng triển khai đồng bộ, hiệu quả...
Bảo Trâm
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải