Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 10/07/2018 - 16:32
Ngày 10/7, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này đã có cuộc họp với một số ngân hàng thương mại về việc tăng phí ATM từ ngày 15/7. Theo đó, các ngân hàng thương mại chưa được phép tăng phí rút tiền nội mạng vào thời điểm này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, việc điều chỉnh phí dịch vụ ATM là quyền tự chủ của các ngân hàng, trong khung quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại phải đảm bảo nguyên tắc minh bạch thông tin, hài hoà lợi ích giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, tạo sự đồng thuận, chia sẻ của người sử dụng dịch vụ và đặc biệt sau khi tăng phí ngân hàng thương mại phải đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt hơn.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, quy định hiện nay các ngân hàng được phép điều chỉnh phí dịch vụ thẻ, trong đó có phí rút tiền nội mạng theo khung quy định của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, phí rút tiền nội mạng cao nhất theo khung quy định là 3.000 đồng/lần rút tiền nội mạng (chưa bao gồm thuế VAT). Tuy nhiên các ngân hàng mới đang áp dụng ở mức phổ biến là 1.000 đồng/lượt, nếu thêm thuế VAT là 1.100 đồng/lượt rút tiền nội mạng.
Các ngân hàng thương mại lý giải, chi phí cho một giao dịch tại ATM các nhà băng phải chi trả (gồm cả chi phí bảo trì, bảo dưỡng) từ 7.000 đồng đến 10.000 đồng. Mức phí hiện nay thấp hơn nhiều so với mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước và không đủ để bù đắp chi phí. Chính vì vậy, một số ngân hàng thương mại lớn đã đề suất tăng phí rút tiền nội mạng từ 1.100 đồng lên 1.650 đồng (đã bao gồm thuế VAT) kể từ ngày 15/7.
Như vậy, đây là lần thứ 2 Ngân hàng Nhà nước đã phải "tuýt còi" vấn đề này. Trước đó, vào hồi đầu tháng 5/2018, sau khi 3 ngân hàng lớn là Agribank, BIDV, Vietinbank cùng thông báo tăng phí rút tiền ATM nội mạng, Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu các ngân hàng tạm dừng tăng phí ATM.
Theo THÚY HÀ (VIETNAM+)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải