Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 08/06/2018 - 17:15
(Thanh tra)- Tháng 1/2018, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã tiến hành cổ phần hóa thành công. Đồng thời Công ty cũng đang tiến hành thoái vốn tại một số đơn vị thành viên, đơn vị có vốn góp nhằm tập trung mọi nguồn lực vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, hướng tới phát triển bền vững.
PV Building, đơn vị sản xuất bao bì đóng gói hạt nhựa polypropylene của NMLD Dung Quất
Thoái vốn PV Building còn 51%
Ngày 18/4/2018, Hội đồng thành viên BSR đã ban hành Nghị quyết số 1235/NQ-BSR về việc phê duyệt kết quả xác định giá trị góp vốn và phương án thoái vốn của Công ty BSR tại Công ty Cổ phần Nhà và Thương mại Dầu khí (PV Building). Tổng giá trị tài sản của PV Building được xác định là 271.394.131.204 đồng.
Kế hoạch thoái vốn nằm trong lộ trình tái cơ cấu BSR giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt theo Nghị quyết số 2616/NQ-DKVN ngày 31/12/2016 của Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Theo đó, BSR sẽ thoái vốn tại PV Building xuống còn 51% vốn điều lệ và thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2018.
Theo đó, sẽ có 5.652.919 cổ phần sẽ được bán ra thị trường trong quý II/2018 (tương đương 32,26% cổ phần PV Building). Giá khởi điểm 12.672 đồng/cổ phần (căn cứ theo kết quả xác định giá trị cổ phần do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện). Hình thức bán cổ phần sẽ là đấu giá công khai tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Những năm gần đây, PV Building có tốc độ tăng trưởng khá. Năm 2017 doanh thu thuần đạt 607,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 13,6 tỷ đồng, bằng 110,24% lợi nhuận sau thuế năm 2016. Trong cơ cấu lợi nhuận của Công ty, hoạt động kinh doanh bao bì chiếm tỷ trọng lớn. Nhìn chung, hoạt động của PV Building rất ổn định, lợi nhuận tăng trưởng qua các năm.
Thoái toàn bộ vốn tại PMS
Ngày 8/5/2018, Hội đồng thành viên BSR đã ban hành Nghị quyết số 1474/NQ-BSR về việc phê duyệt kết quả xác định giá trị phần vốn góp và phương án thoái vốn của BSR tại Công ty Cổ phần Bảo dưỡng và Sửa chữa Công trình Dầu khí (PMS). Tổng giá trị tài sản của PMS tại thời điểm 31/12/2017 được xác định là 192.594.522.794 đồng.
PMS được thành lập theo Quyết định số 1258/QĐ-DKVN ngày 29/4/2009 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Ngày 29/6/2009, PMS được Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch Đầu tư Quảng Ngãi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu số 4300468798 và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 16 ngày 10/8/2017 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, số vốn thực góp là 80 tỷ đồng, với tỷ lệ góp vốn như sau: Tổng Công ty Bảo dưỡng – Sửa chữa Công trình Dầu khí – CTCP: 53,75%; Hiap Seng Engineering Company Limited: 25%; Công ty TNHH một thành viên Lọc - Hóa dầu Bình Sơn: 8,75%; Công ty TNHH Phát triển Công nghệ: 6,25%; Công ty TNHH JGC Việt Nam: 6,25%.
Kế hoạch thoái vốn nằm trong lộ trình tái cơ cấu BSR giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt theo Nghị quyết số 240/NQ-DKVN ngày 9/1/2018 của Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Theo đó, BSR sẽ thoái toàn bộ vốn góp tại PMS năm 2018.
Cụ thể, BSR sẽ bán đấu giá công khai 700.000 cổ phần sẽ được bán ra thị trường trong quý III/2018 (chiếm tỷ lệ 8,75% tổng số cổ phần đã phát hành theo vốn thực góp trong vốn điều lệ). Giá khởi điểm 13.762 đồng/cổ phần (căn cứ theo kết quả xác định giá trị cổ phần do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện).
Doanh thu thuần của Công ty tăng khá mạnh trong giai đoạn 2016 - 2017. Năm 2017, doanh thu thuần của Công ty đạt 226,756 tỷ đồng, tăng 29,54% so với mức 175,044 tỷ đồng năm 2016. Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty lại giảm do mức trích lập dự phòng năm 2017 của Công ty tăng cao so với năm 2016. Năm 2016, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty đạt 3,838 tỷ đồng và bước sang năm 2017, mức này giảm 73,11% xuống còn mức 1,032 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng khá tốt, tăng 25,71% so với năm 2016, đạt 2,083 tỷ đồng.
Mục tiêu của việc tái cơ cấu BSR là: Tái cơ cấu BSR để trở thành doanh nghiệp mạnh, năng động và có năng lực cạnh tranh trong nước cũng như trên trường quốc tế trong lĩnh vực lọc – hóa dầu, trong đó sản xuất sản phẩm từ lọc hóa dầu là trọng tâm. Tiếp tục mở rộng quy mô, nâng công suất NMLD Dung Quất, tập trung lĩnh vực hóa dầu; chế biến sâu dầu thô tăng thêm giá trị gia tăng và tạo ra các sản phẩm mới. Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và phát triển bền vững, đảm bảo thực hiện hoàn thành chiến lược phát triển BSR 5 năm 2016 – 2020 và các kế hoạch 5 năm tiếp theo. Hoàn thành công tác cổ phần hóa để chuyển đổi mô hình hoạt động là công ty cổ phần trong năm 2018.
Như Ca
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải
Hoàng Long
Hải Hà
PV
Trần Lê
Trần Quý