Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Báo động ngân hàng thừa tiền, thiếu khách vay

Thứ sáu, 25/04/2014 - 18:50

(Thanh tra) - Tăng trưởng tín dụng trong Quý I và 2 tuần đầu Quý II của năm nay chỉ trên 0,1%. Hệ thống các ngân hàng vẫn huy động tốt nguồn tiền gửi (4%). Trong khi đối tượng vay lại có xu hướng giảm cả về số lượng và mức vay. Đó là lý do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục hạ trần lãi suất huy động xuống còn 6%/năm. Tuy giảm sâu như vậy, nhưng nhiều khách hàng vẫn chọn giải pháp gửi tiền hơn là đầu tư bất động sản hoặc chứng khoán.

Ít khách vay

Các bạn hàng lớn của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nhiều năm qua là các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, chứng khoán, xi măng và thép... Nhưng 2 năm trở lại đây, các khách hàng “sộp” này hầu hết đã ngắc ngoải trước cơn bão khủng hoảng tài chính.

Theo báo cáo của NHNN, hiện chỉ có lĩnh vực xuất khẩu là các doanh nghiệp (DN) đang sống được, thậm chí có một số DN sống khỏe như ngành Dệt may, phân bón,  thủy sản, đông lạnh. Trong lĩnh vực nông nghiệp, hệ thống DN nhỏ và vừa mức vay vẫn không tăng như các năm trước đây. So với thời điểm cuối năm 2013, tín dụng xuất khẩu tăng 1,28%, công nghiệp hỗ trợ tăng 1,73%, DN ứng dụng công nghệ cao tăng 0,41%. Lĩnh vực đón nhận dòng tiền lớn như nông nghiệp nông thôn cũng chỉ tăng 0,16%. Thông thường trong Quý I hàng năm, nhóm DN nhỏ và vừa có sức vay rất lớn. Thế nhưng Quý I của năm nay mức vay giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước. Thực tế các NHTM vẫn huy động được số lượng tiền mặt khổng lồ nhưng phần đa các DN không đủ điều kiện vay vốn. Để giải phóng lượng tiền tồn, hệ thống ngân hàng đã tăng cường đầu tư vào trái phiếu Chính phủ. Trong Quý I/2014, Chính phủ đã phát hành 81.600 tỷ đồng, trong đó, các tổ chức tín dụng đã mua 83% lượng trái phiếu nói trên. Đồng thời, với việc trái phiếu Chính phủ phát hành với số lượng lớn, tuần cuối của Quý I năm nay, NHNN đã phát hành thành công 33.118 tỷ đồng tín phiếu. Như vậy, trong bối cảnh sức vay của các DN rất yếu, NHNN sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng tín dụng. Ngân hàng tiếp tục tập trung ưu tiên vốn tín dụng cho các lĩnh vực xuất khẩu, dệt may, phân bón.

Cổng tiền gửi hẹp

Trần lãi suất huy động chỉ còn 6%/năm, các NHTM đã quyết định giảm lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 đến 3 tháng giảm từ 6%/năm xuống còn 5,7%/năm. Lãi suất huy động kỳ hạn 4 đến 5 tháng cũng hạ từ 6%/năm xuống còn 5,98%/năm. Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi giảm nhưng để giữ chân khách hàng, nhiều ngân hàng đã áp dụng mức thưởng đối với các món tiền gửi từ 50 triệu đồng trở lên được cộng thêm lãi suất thưởng từ 0,1 đến 0,3%/năm. Đó là các ngân hàng Eximbank, Sacombank... Ngân hàng ACB, tiền gửi kỳ hạn 1 đến 2 tháng hiện duy trì ở mức 5,9%/năm; kỳ hạn 3 tháng hưởng đúng mức NHNN quy định (6%/năm). Đáng chú ý với Sacombank, kỳ hạn 7 đến 8 tháng lãi suất giảm còn 6,55%/năm. Kỳ hạn 9-10 tháng chỉ còn 6,7%/năm; kỳ hạn 11 tháng còn 6,8%/năm. Hiện tại, hầu hết các NHTM đã điều chỉnh lãi suất tiền gửi, mức chênh lệch giữa các ngận hàng có cùng kỳ hạn cũng không cao thấp hơn nhau là bao nhiêu.

Săn lùng đối tác

Các DN có “sức khỏe” đảm bảo, có bức tranh tài chính lành mạnh luôn được các chuyên gia thị trường ngân hàng tìm đến chào mời. Trong lĩnh vực nông nghiệp, các DN sản xuất phân bón thường có tỷ suất lợi nhuận từ 20 đến 30%. Những đối tượng này thường được ngân hàng tiếp cận nhanh, bám riết và có chế độ ưu đãi hấp dẫn. Thậm chí, có nhiều DN, ngân hàng ưu ái cho vay trên hạn mức tín dụng bằng các hình thức linh hoạt như mua trái phiếu DN.

Về chiến lược vĩ mô, NHNN Việt Nam cho biết, thời gian tới để tăng mức hỗ trợ tăng trưởng tín dụng, hệ thống ngân hàng tiếp tục ưu tiên vốn tín dụng cho các lĩnh vực xuất khẩu, phân bón... Song song với giải pháp trên, hệ thống các NHTM tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở, triển khai sản phẩm tín dụng cho vay “liên kết 4 nhà” trong lĩnh vực xây dựng, đó là: Ngân hàng - chủ đầu tư - nhà thầu - nhà cung cấp. 

Hy vọng với những chính sách linh hoạt của NHNN và sự năng động của hệ thống NHTM, dòng vốn tín dụng sẽ được khai thông và phát huy hiệu quả.

Bài, ảnh: Lộc Nga

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm