Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ Nhật Bản

Thứ hai, 12/09/2016 - 15:48

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 125/2016/NĐ-CP về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản về đối tác kinh tế giai đoạn 2016-2019.

Hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản sẽ được hưởng nhiều ưu đãi thuế. Ảnh: Internet

Theo đó, Nghị định quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản về đối tác kinh tế giai đoạn 2016-2019 (gọi là thuế suất VJEPA) và điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định này.

Đối tượng áp dụng là người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; cơ quan và công chức Hải quan; tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Biểu thuế suất VJEPA được ban hành kèm theo Nghị định với đầy đủ, cụ thể danh mục hàng hóa, mã hàng, tên gọi, mô tả. Danh mục này được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và phân loại theo cấp mã 8 số hoặc 10 số.

Trong đó, cột thuế suất VJEPA được áp dụng cho các giai đoạn khác nhau, bao gồm từ 1-9-2016 đến 31-3-2017; từ 1-4-2017 đến 31-3-2018; từ 1-4-2018 đến 31-3-2019.

Điều kiện áp dụng thuế suất VJEPA là hàng hóa nhập khẩu phải thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm Nghị định; được nhập khẩu từ Nhật Bản và Việt Nam; được vận chuyển trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam do Bộ Công Thương quy định và đáp ứng được các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định giữa Việt Nam  - Nhật Bản, có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu JV do Bộ Công Thương quy định.

Hơn nữa, Nghị định cũng quy định hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam (kể cả hàng gia công) nhập khẩu vào  thị trường trong nước được áp dụng thuế suất VJEPA phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 điều 4 Nghị định này và có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu JV do Bộ Công Thương quy định.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1-9-2016. Cùng với đó là việc bãi bỏ Thông tư số 25/2015/TT-BTC ngày 14-2-2015 ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam - Nhật Bản về đối tác kinh tế giai đoạn 2015-2019.

Theo Hương Dịu/HQ Online

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm