Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 16/08/2014 - 20:44
(Thanh tra) - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1530/QĐ-NHNN chỉ định Agribank làm ngân hàng phục vụ cho Dự án “Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên” theo Hiệp định Tài trợ (Số hiệu Cr.5330-VN) ký ngày 24/4/2014 giữa đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đại diện Ngân hàng Thế giới (WB).
GIao dịch tại Agribank. Ảnh: Đ.K
Trong hơn hai thập niên vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển quan trọng và được thế giới công nhận về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Tăng trưởng kinh tế khá nhanh và ổn định là tiền đề quan trọng để thúc đẩy giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, tốc độ giảm nghèo không đồng đều, tỷ lệ nghèo ngày càng tập trung ở một số khu vực nhất định và đang có xu hướng tập trung nhiều hơn ở nhóm đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu không có những cải thiện đáng kể trong thời gian tới, tình trạng nghèo tại Việt Nam sẽ là một vấn đề gắn với các nhóm dân tộc thiểu số. Do vậy, Chính phủ Việt Nam tiếp tục nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo tại khu vực Tây Nguyên thông qua tăng cường thu hút các nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Theo Hiệp định tài trợ đã ký, Dự án "Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên" có tổng mức đầu tư 165 triệu USD, trong đó vốn vay WB là 150 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ là 15 triệu USD. Thời gian thực hiện Dự án là 5 năm từ năm 2014 đến năm 2018.
Mục tiêu phát triển của Dự án nhằm nâng cao mức sống thông qua cải thiện cơ hội sinh kế cho các hộ gia đình và cộng đồng nghèo tại 130 xã thuộc 26 huyện của 4 tỉnh tiếp giáp trong khu vực trung tâm tại Tây Nguyên gồm: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và 2 tỉnh giáp Tây Nguyên là Quảng Nam và Quảng Ngãi. Các huyện này có tỷ lệ nghèo trung bình ước tính khoảng 49% và bao gồm mục tiêu dân số hưởng lợi khoảng 1,2 triệu người, trong đó có khoảng trên 50% là người dân tộc thiểu số.
Mục tiêu cụ thể của Dự án thể hiện trong 4 Hợp phần gồm:
Hợp phần 1: Phát triển cơ sở hạ tầng cấp xã và thôn bản. Với hợp phần này, Dự án cung cấp các khoản tài trợ để thiết kế và xây dựng công trình cơ sở hạ tầng cấp xã và thôn bản; Cung cấp các khoản tài trợ cho việc vận hành và bảo trì các công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ cấp xã và thôn bản.
Hợp phần 2: Phát triển sinh kế bền vững. Dự án cung cấp các khoản tài trợ nhằm tăng cường và đa dạng hóa các nguồn thu nhập, cải thiện dinh dưỡng an ninh lương thực thông qua việc tăng cường năng lực sản xuất và chế độ dinh dưỡng của các đối tượng hưởng lợi của Dự án; Cung cấp các khoản tài trợ nhằm thúc đẩy liên kết thị trường hỗ trợ cho các hàng hóa tiềm năng thông thương trên thị trường.
Hợp phần 3: Phát triển cơ sở hạ tầng kết nối tăng cường năng lực và truyền thông. Phát triển cơ sở hạ tầng cấp xã và liên xã, các công trình đầu tư khác hỗ trợ cho kết nối kinh tế, xã hội; Tăng cường năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cho quản lý và thực hiện Dự án; Các hoạt động truyền thông.
Hợp phần 4: Quản lý Dự án. Cung cấp các hỗ trợ để quản lý Dự án, cung cấp các hỗ trợ cho giám sát và đánh giá Dự án.
Hệ thống tài khoản được mở cho Dự án như sau: Agribank sẽ mở tài khoản ngoại tệ và VNĐ cho Ban Điều phối Dự án Trung ương, Ban Quản lý Dự án tỉnh; Tài khoản VNĐ cho Ban QLDA huyện và xã để tiếp nhận và sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Kho bạc Nhà nước sẽ mở tài khoản cho Ban Điều phối Dự án Trung ương; Kho bạc tỉnh, huyện, xã sẽ mở tài khoản cho Ban Quản lý Dự án cấp tỉnh, huyện, xã để tiếp nhận và sử dụng vốn đối ứng.
Thông qua triển khai hiệu quả và quản lý minh bạch nguồn vốn, Agribank là đối tác tin cậy của các tổ chức tài chính quốc tế lớn, được Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan đánh giá cao trong việc triển khai các dự án.
Tống Khánh Linh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC