Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

ABBANK công bố Báo cáo Tài chính bán niên 2019 sau kiểm toán

Thứ tư, 04/09/2019 - 15:30

(Thanh tra)- Theo báo cáo tài chính bán niên hợp nhất 2019 sau kiểm toán, tính đến hết 30/6/2019, lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đạt hơn 436 tỷ đồng, tổng tài sản ổn định ở mức 91.195 tỷ đồng, đạt 86% kế hoạch năm.

Theo đó, kết thúc 6 tháng đầu năm 2019, Lợi nhuận sau thuế của ABBANK sau kiểm toán soát xét giảm 89,2 tỷ đồng, từ hơn 525,6 tỷ đồng xuống gần 436,5 tỷ đồng do ghi nhận thêm thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của 6 tháng 2019 theo đề xuất từ đơn vị kiểm toán.

Kết quả 6 tháng cho thấy, huy động từ khách hàng của ABBANK đạt 64.278 tỷ đồng, tương đương 104% so với cùng kỳ 2018, đạt 78% kế hoạch năm 2019; Cho vay khách hàng đạt 49.762 tỷ đồng, tương ứng đạt 106,4% so với cùng kỳ 2018, đạt 81% kế hoạch 2019. Trong đó, cho vay đối với hai phân khúc khách hàng mục tiêu của ABBANK gồm khách hàng cá nhân đạt 21.682 tỷ đồng, tương đương tăng 4,6% so với cùng kỳ 2018, đạt 101% kế hoạch năm 2019; cho vay khách hàng SMEs đạt 10.360 tỷ đồng, tương đương tăng 14% so với cùng kỳ 2018, đạt 67% so với kế hoạch năm 2019. Thu nhập từ lãi thuần đạt hơn 1.266 tỷ đồng, tương đương 120,8% so với cùng kỳ 2018; Thu thuần từ phí dịch vụ đạt 72 tỷ đồng.

Nợ xấu 2 thị trường tiếp tục được ABBANK tập trung kiểm soát ở mức 1,75 %, dưới 3% theo quy định của NHNN Việt Nam. ABBANK cũng thực hiện trích lập 290 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro tín dụng.

Đánh giá về tín dụng có dấu hiệu giảm so với đầu năm 2019, ông Phạm Duy Hiếu – Quyền Tổng Giám đốc ABBANK nhận định, đây là tác động từ dòng tiền trong kinh doanh của khách hàng tại ABBANK. Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân cũng xuất phát từ định hướng phát triển gắn với bền vững, ABBANK thực hiện tăng cường rà soát, thẩm định kỹ hơn đối với các hồ sơ vay để đảm bảo cho vay kịp thời và đúng mục đích, nhu cầu của khách hàng, đồng thời đảm bảo tính an toàn cho hệ thống; hay chủ trương hỗ trợ cho vay phục vụ nhu cầu mua nhà để ở, siết chặt hơn đối với vay đầu cơ bất động sản.

Mặt khác, với việc chuyển hướng tập trung đẩy mạnh mảng thu phí dịch vụ, ABBANK đang đầu tư phát triển các giải pháp tài chính công nghệ số hiện đại, mang đến những trải nghiệm dịch vụ vượt trội cho người dùng. Tháng 9 này, ABBANK sẽ chính thức ra mắt ứng dụng thanh toán bằng nhận diện gương mặt (Facial Payment), hứa hẹn sẽ là một cú hích lớn cho sự tăng trưởng về dịch vụ của Ngân hàng”, ông Phạm Duy Hiếu cho biết thêm.

Theo chiến lược tăng cường phí dịch vụ, ABBANK cũng đã tự triển khai và phối hợp tham gia nhiều dự án nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp tới khách hàng, như: là 1 trong 7 ngân hàng Việt đầu tiên triển khai Thẻ chip nội địa contactless, làm mới website, phát triển dịch vụ Ngân hàng số… Tính đến hết 31/8/2019, Tổng tài sản của ABBANK đã đạt 93.484 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế đạt 745 tỷ đồng; Thu thuần từ phí dịch vụ của ABBANK đạt 98 tỷ đồng, tăng 26 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm.

Linh Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm