Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

202 triệu USD cho phát triển năng lượng tái tạo

Thứ hai, 23/12/2013 - 09:45

(Thanh tra) - Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) vừa ký kết khoản tín dụng trị giá 202 triệu đô la Mỹ (USD) cho các dự án (D.A) phát triển năng lượng tái tạo.

Theo thỏa thuận vừa được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Quỹ Đối tác Carbon (CPF) của WB, CPF sẽ mua tín chỉ giảm thải carbon của D.A Năng lượng Tái tạo (REDP) do WB tài trợ  trong khuôn khổ Cơ chế Phát triển sạch của Liên hợp quốc.


CPF với Thụy Điển, Na Uy và Tây Ban Nha là các đối tác sẽ mua 3 triệu tấn tín chỉ giảm thải carbon của Chương trình Phát triển thủy điện nhỏ thuộc REDP, tạo thêm doanh thu cho các D.A. Tổng tín dụng cho REDP là 202 triệu USD được cấp bởi Hiệp hội Phát triển Quốc tế, là cơ quan của Nhóm WB cung cấp tài chính ưu đãi.


"Đây là một ví dụ tốt cho thấy cách thức mà một chương trình tài trợ khí hậu có thể phối hợp công tác giảm nhẹ thiệt hại khí hậu với phát triển năng lượng tái tạo. Các tín chỉ giảm thải carbon sẽ giúp tạo nguồn doanh thu bổ sung, thanh toán bằng đồng tiền mạnh dựa trên kết quả hoạt động, qua đó nâng cao sự hấp dẫn về tài chính của đầu tư tư nhân vào năng lượng tái tạo. Chúng tôi rất vui mừng vì vốn IDA đang được sử dụng để thúc đẩy tài chính carbon" - bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam phát biểu.


Hiện tại, Bộ Công thương đã nhận được khoảng 20 đơn xin phát triển D.A thủy điện nhỏ theo D.A REDP. REDP dự kiến sẽ bổ sung 250 MW năng lượng tái tạo với tổng sản lượng điện năng hàng năm là 965 GWh vào lưới điện quốc gia. Đồng thời, chương trình sẽ hỗ trợ tạo thêm việc làm và tăng cường cấp điện ổn định, nhất là tại các vùng nông thôn.


Sẽ có khoảng 15 - 25 tiểu D.A được REDP tài trợ với tổng chi phí đầu tư khoảng 5 - 20 triệu USD cho mỗi tiểu D.A. Chương trình sẽ giúp xóa bỏ các rào cản phát triển năng lượng tái tạo, cung cấp nguồn kinh phí, trong đó bao gồm cả nguồn thu CPF nhằm tăng cường khả năng tài chính cho các D.A và qua đó giúp phát triển xanh mạng lưới điện quốc gia trên cơ sở đảm bảo tính bền vững thương mại.


"Chương trình đang mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam, giúp chúng tôi có được nguồn thu từ quỹ carbon để phát triển năng lượng tái tạo. Việc ký kết hiệp định với CPF là một bước tiến tích cực đối với Việt Nam, giúp Việt Nam tận dụng thêm cơ hội sử dụng tín chỉ giảm thải carbon phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế và giảm nhẹ thiên tai" - ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết.


Quỹ CPF của WB kết nối các nước công nghiệp phát triển, bên mua giảm phát thải, với các nước đang phát triển, bên bán, cũng như kết nối các nước đang phát triển với các nước tài trợ nhằm thiết lập quan hệ đối tác và tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về tài trợ carbon. Quỹ tạo điều kiện thực hiện các chương trình hàm lượng carbon thấp trong nhiều ngành, sử dụng nhiều loại công nghệ - ví dụ sản xuất và phân phối điện, sử dụng tiết kiệm điện, xử lý chất thải - trong những trường hợp mà các chính phủ cần đến biện pháp chính sách hoặc cần đến đầu tư.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm