Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Anh
Thứ tư, 20/04/2022 - 22:05
(Thanh tra) - Các nhà chức trách Indonesia đã mở một vụ án tham nhũng liên quan đến việc cấp giấy phép xuất khẩu dầu cọ. Tại đó, nêu tên 4 nghi phạm bao gồm một quan chức Bộ Thương mại và giám đốc điều hành công ty dầu cọ.
Công nhân kiểm tra chất lượng dầu cọ thô tại một đơn vị chế biến CPO của nhà nước tại tỉnh Bắc Sumatra, Indonesia, ngày 29/5/2012. Ảnh: REUTERS / Tarmizy Harva
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Indonesia - quốc gia sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới, phải đối mặt với áp lực kiểm soát giá dầu ăn tăng cao. Giá dầu ăn trong nước đã tăng hơn 40% vào đầu năm theo diễn biến thị trường quốc tế.
Các nhà chức trách từ cuối tháng Một đến giữa tháng ba đã hạn chế xuất khẩu dầu cọ và các chất dẫn xuất, yêu cầu các công ty phải đáp ứng nhu cầu trong nước trước khi được phép xuất khẩu.
Tổng Chưởng lý Sanitiar Burhanuddin cho biết trong một tuyên bố trên truyền hình: “Chúng tôi đã tiến hành một cuộc điều tra và đã tìm thấy những dấu hiệu mạnh mẽ về tội tham nhũng liên quan đến việc cấp giấy phép xuất khẩu cho dầu cọ”.
Ông nói, có bằng chứng là giấy phép xuất khẩu đã được cấp cho các công ty chưa đáp ứng yêu cầu về nghĩa vụ bảo đảm nguồn cung trong nước.
Tổng Chưởng lý không nêu tên cụ thể, chỉ đưa ra tên viết tắt của các nghi phạm, nhưng cho biết, họ bao gồm một tổng giám đốc thương mại quốc tế của Bộ Thương mại và các quan chức tại 3 công ty là: Permata Hijau Group, PT Wilmar Nabati Indonesia và Musim Mas.
Bộ trưởng Thương mại Indonesia Muhammad Lutfi trong một tuyên bố cho biết, Bộ Thương mại ủng hộ tiến trình pháp lý đang diễn ra.
Ông nói: “Bộ Thương mại sẵn sàng cung cấp bất kỳ thông tin nào cần thiết trong quá trình thực thi pháp luật".
Ngành Lâm nghiệp, nổi bật là trồng dầu cọ, là một trong những nguồn thu công quan trọng ở Indonesia. Tuy nhiên, tham nhũng trong lĩnh vực lâm nghiệp từ lâu đã trở thành vấn nạn của quốc đảo này.
Liên quan đến việc cấp giấy phép xuất khẩu dầu cọ, Vụ trưởng Ngoại thương Indrasari Wisnu Wardhana cho biết: "Giấy phép xuất khẩu sẽ được cấp cho các nhà sản xuất đã đáp ứng các điều khoản của nghĩa vụ thị trường trong nước (DMO) và nghĩa vụ giá nội địa (DPO), được chứng minh bằng cách cung cấp các đơn đặt hàng, đơn giao hàng và hóa đơn thuế".
Ngay tháng 1 năm nay, Indonesia đã áp đặt một quy định mới, bắt buộc các nhà sản xuất phải bán một phần sản phẩm trên thị trường nội địa với mức giá tối đa là 9.300 rupiah (65 xu Mỹ)/kg đối với dầu cọ thô (CPO) và 10.300 rupiah/kg đối với dầu olein.
Tiếp đó, vào tháng 3 vừa qua, Bộ trưởng Thương mại Muhammad Lutfi cho biết quốc gia này sẽ tiếp tục siết chặt xuất khẩu dầu cọ, buộc các công ty nâng tỷ lệ tiêu thụ dầu cọ tại thị trường trong nước từ 20% lên 30% kể từ ngày 10/3.
Việc tiếp tục siết chặt các hạn chế xuất khẩu nói trên nhằm đảm bảo giá dầu ăn trong nước vẫn ở mức hợp lý đối với người tiêu dùng và quy định này sẽ có hiệu lực cho đến khi tình hình trở lại bình thường.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Các nhà lập pháp Croatia đang tranh luận nảy lửa về việc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Chính phủ của Thủ tướng Andrej Plenkovic, giữa bối cảnh một vụ án tham nhũng cấp cao liên quan đến cựu Bộ trưởng Y tế.
Đức Anh
14:42 04/12/2024(Thanh tra) - Cơ quan Giám sát và Chống tham nhũng của Ả Rập Saudi, còn được gọi là Nazaha, đã thực hiện 1.635 cuộc giám sát, khởi tố nhiều vụ án hình sự và vụ án hành chính trong tháng 11 năm 2024.
Đức Anh
14:03 03/12/2024Ngọc Anh
09:13 29/11/2024Ngọc Anh
10:22 27/11/2024Ngọc Anh
10:32 26/11/2024Trọng Tài
Thu Huyền
Bùi Bình
Phương Hiếu
Văn Thanh
Kim Thành
Bùi Bình
Cảnh Nhật
Lê Hữu Chính
Trung Hà
Hương Giang