Báo cáo GCI 2021 là ấn bản thứ tư, bao gồm đánh giá xếp hạng 196 quốc gia và vùng lãnh thổ, cung cấp một cái nhìn tổng thể về tình trạng tham nhũng trên thế giới dựa trên 43 biến số.

Jordan đạt 38 điểm trong năm nay, đứng ở vị trí 57 trên toàn cầu, so với thứ hạng 66 của năm ngoái.

Chỉ số này cũng liệt kê Jordan là quốc gia có “nguy cơ tham nhũng thấp”.

Trong khu vực Ả Rập, Jordan đứng đầu bảng xếp hạng, tiếp theo là Qatar, Ả Rập Saudi, Oman và UAE.

Kết quả chỉ số tham nhũng các quốc gia được trình bày trên thang điểm từ 0-100, với 0 là rủi ro tham nhũng thấp nhất và 100 là cao nhất.

Theo chỉ số này, các tiêu chí chính được xem xét để đo lường tham nhũng là tình trạng phê chuẩn các công ước chống tham nhũng chính; mức độ nhận thức của công chúng về tham nhũng; kinh nghiệm được báo cáo về tham nhũng trong lĩnh vực công, tư nhân và lựa chọn các đặc điểm của quốc gia có liên quan chặt chẽ đến tham nhũng.

Trên toàn cầu, Phần Lan đứng đầu bảng xếp hạng về ít rủi ro tham nhũng nhất, tiếp theo là Na Uy, New Zealand, Đan Mạch và Thụy Điển.

Nhóm các quốc gia có nguy cơ tham nhũng cao là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Syria, Libya, Yemen và Cộng hòa Congo.

Kể từ năm 2018, GCI là một chỉ số tham khảo đo lường cả tham nhũng công và tư (dựa trên nhận thức và kinh nghiệm) cũng như các tội phạm liên quan khác như rửa tiền và các vấn đề tài trợ cho khủng bố.
Đức Anh