Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật

Lê Phương

Thứ sáu, 23/08/2024 - 10:00

(Thanh tra) - Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Ban Cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch số 35-KH/BCSĐ thực hiện Quyết định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Ảnh: LP

Các hành vi tham nhũng, tiêu cực bị cấm

Theo Quy định số 178-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày quy định này có hiệu lực thì xem xét xử lý theo Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 6/7/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm và các văn bản khác có liên quan.

Quy định này gồm 4 Chương, 18 Điều có hiệu lực kể từ 27/6/2024.

Tại Điều 5, các hành vi tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật quy định gồm cố ý chủ trì ban hành hoặc tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ; cố ý trì hoãn việc đình chỉ, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật vì mục đích lợi ích nhóm, cục bộ; nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc các lợi ích khác dưới mọi hình thức để ban hành hoặc tác động đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật nhằm ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ.

Đưa hối lộ, môi giới hối lộ cho người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật để định hướng truyền thông không bảo đảm khách quan và không đúng sự thật về nội dung chính sách trong công tác xây dựng pháp luật vì vụ lợi.

Lạm quyền, câu kết với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác để trục lợi trong công tác xây dựng pháp luật…

Đối với các hành vi tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật Điều 6 quy định, cố ý không chấp hành nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục trong công tác xây dựng pháp luật hoặc cố ý che giấu, báo cáo không trung thực với cơ quan có thẩm quyền về tình hình thực tiễn, về nội dung ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cố ý đưa những nội dung mới vào dự thảo văn bản khác với những chính sách hoặc nội dung đã được cấp có thẩm quyền thông qua mà không báo cáo cấp lãnh đạo có thẩm quyền…

Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý trong công tác xây dựng pháp luật; bao che, cố ý không báo cáo, không xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong cơ quan, tổ chức, địa phương do mình trực tiếp quản lý trong công tác xây dựng pháp luật.

Sử dụng trái quy định tài chính, tài sản công, tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp, tài trợ, viện trợ trong công tác xây dựng pháp luật.

Móc nối, câu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị nhằm tuyên truyền tư tưởng, quan điểm trái với chủ trương, quy định của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật; thu thập, chuyển giao cho nước ngoài hoặc tổ chức, cá nhân khác trái quy định của pháp luật các thông tin, tài liệu liên quan đến công tác xây dựng pháp luật; lợi dụng việc phản ánh, góp ý kiến, phản biện xã hội trong công tác xây dựng pháp luật để chống phá Đảng và Nhà nước…

Trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng

Về trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức Đảng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật Điều 7 quy định lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc, quy định về công tác xây dựng pháp luật; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp uỷ, tổ chức Đảng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật; lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hoá kịp thời, chính xác, đầy đủ chủ trương, quy định của Đảng thành pháp luật của Nhà nước.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định của Đảng về công tác xây dựng pháp luật nhằm bảo đảm trình tự, thủ tục chặt chẽ, khoa học, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, báo cáo xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền của Đảng theo quy định tại Điều 14 của Quy định này và chỉ đạo thực hiện theo ý kiến của cơ quan có thẩm quyền của Đảng.

Đối với cơ quan dân cử, đảng đoàn, tổ chức Đảng các cơ quan hữu quan thuộc cơ quan dân cử có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo các đại biểu dân cử chấp hành nghiêm ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền của Đảng trong quá trình thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý và xem xét thông qua các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Cho ý kiến đối với vấn đề mà cấp uỷ, tổ chức Đảng cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan có trách nhiệm xin ý kiến theo quy định tại Điều 14 của quy định này.

Lãnh đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật. Thường xuyên tự kiểm tra và chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật thuộc phạm vi lãnh đạo, chỉ đạo của mình.

Tổ chức kiểm điểm, đánh giá đảng viên, cấp ủy định kỳ, hằng năm hoặc đột xuất. Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà cấp ủy, tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo có chứa nội dung trái pháp luật hoặc có lợi ích nhóm, cục bộ phải kịp thời chỉ đạo xem xét, làm rõ, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản; đồng thời xử lý theo thầm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ban hành văn bản.

Tiếp nhận xử lý kịp thời các phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật. Bảo vệ và khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân phát hiện, phản ánh, tố cáo trung thực hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ và hành vi vi phạm khác trong công tác xây dựng pháp luật…

Về trách nhiệm của thành viên cấp uỷ tổ chức Đảng; trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật được quy định tại Điều 8, 9, 10. Trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và của tổ chức, cá nhân khác được quy định tại Điều 11 và 12.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí, tổ chức xã hội khác được quy định tại Điều 13 thực hiện việc giám sát, góp ý phản biện xã hội, tham gia xây dựng pháp luật theo quy định của pháp luật.

Trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật, hành vi bao che, tiếp tay cho hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật thì kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý và giám sát việc thực hiện kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

Xử lý nghiêm vi phạm theo quy định

Về xử lý vi phạm Điều 15 và Điều 16 quy định, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Trường hợp vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật, không được giữ lại để xử lý nội bộ.

Đối với cấp ủy, tổ chức Đảng để xảy ra hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ thuộc phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo thì xử lý theo quy định của Đảng. Người đứng đầu, thành viên cấp uỷ, tổ chức Đảng, thành viên tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, phạm vi công việc mình được phân công trực tiếp quản lý, phụ trách thì xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Lãnh đạo cấp uỷtổ chức Đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị được xem xét loại trừ trách nhiệm khi không được xin ý kiến hoặc đã có ý kiến không đồng ý với nội dung có tính chất tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo áp dụng biện pháp quy định và không để xảy ra hậu quả của hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ…

Được xem xét miễn, giảm trách nhiệm khi đã lãnh đạo, chỉ đạo áp dụng biện pháp quy định để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ; thuộc trường hợp được xem xét miễn hoặc giảm trách nhiệm theo quy định của pháp luật về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; được xem xét miễn hoặc giảm hình thức kỷ luật nếu chủ động khai báo vi phạm và xin từ chức trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý, trừ trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Và bị xem xét tăng trách nhiệm trong trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật mà không lãnh đạo, chỉ đạo áp dụng biện pháp quy định hoặc các biện pháp cần thiết khác để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công tác phòng, chống tham nhũng không “chững lại”, “chùng xuống” mà tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh

Công tác phòng, chống tham nhũng không “chững lại”, “chùng xuống” mà tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh

(Thanh tra) - Đó là chia sẻ của ông Trần Đăng Vinh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) trước thềm Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) - một sự kiện được đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân đặc biệt quan tâm, sẽ diễn ra vào tuần tới.

Ngọc Bích (Thực hiện)

08:30 20/12/2024
Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm