Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ I: Minh bạch, nâng cao hiệu quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của CAND

Lan Vy

Chủ nhật, 09/01/2022 - 19:48

(Thanh tra) - Bộ trưởng Bộ Công an đã ký ban hành Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng chống tham nhũng của CAND.

Bộ trưởng Tô Lâm tiếp công dân định kỳ hàng tháng. Ảnh: Minh Ngân/http://bocongan.gov.vn

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định mục đích, nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng của CAND.

2. Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Công an địa phương (sau đây gọi chung là Công an các đơn vị, địa phương); cán bộ, chiến sĩ CAND; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền và nghĩa vụ liên quan đến công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng của CAND.

Điều 2. Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng

1. Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, của cán bộ, chiến sĩ CAND trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng của CAND.

2. Công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng của CAND.

3. Phòng ngừa các hành vi tham nhũng, tiêu cực, gây phiền hà của cán bộ, chiến sĩ CAND khi thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.

Điều 3. Nguyên tắc của việc thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; tôn trọng và bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Thực hiện đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Công an trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.

3. Không được lợi dụng dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cản trở công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng của CAND.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG CÔNG TÁC THANH TRA

Điều 4. Nội dung lấy ý kiến trong tập thể lãnh đạo cơ quan thanh tra trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định

1. Kế hoạch công tác thanh tra hằng năm; việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch công tác thanh tra hằng năm.

2. Báo cáo kết quả công tác thanh tra định kỳ (6 tháng, 1 năm).

3. Các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác thanh tra.

4. Việc lấy ý kiến được thực hiện thông qua tổ chức hội nghị của cơ quan hoặc gửi văn bản để lãnh đạo cơ quan thanh tra, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra tham gia ý kiến.

5. Thủ trưởng cơ quan thanh tra có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều này theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 5. Nội dung, hình thức lấy ý kiến tập thể trong Đoàn thanh tra

1. Nội dung lấy ý kiến tập thể trong Đoàn thanh tra.

a) Dự thảo kế hoạch thanh tra; nội dung sửa đổi, bổ sung kế hoạch thanh tra.

b) Đề cương nội dung yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo; nội dung yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình, báo cáo bổ sung (nếu có).

c) Việc áp dụng biện pháp xử lý đối với đối tượng thanh tra trong quá trình thanh tra và huỷ bỏ biện pháp xử lý khi xét thấy không còn cần thiết.

d) Dự thảo biên bản ghi nhận kết quả thanh tra, dự thảo báo cáo kết quả thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra.

2. Hình thức lấy ý kiến trong Đoàn thanh tra.

Việc lấy ý kiến được thực hiện thông qua họp Đoàn thanh tra hoặc gửi văn bản để thành viên tham gia ý kiến. Đoàn thanh tra lấy ý kiến công khai, dân chủ các vấn đề khác liên quan đến cuộc thanh tra do Trưởng đoàn quyết định.

3. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa các thành viên thì Trưởng đoàn quyết định, chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra Quyết định thanh tra, trường hợp có ý kiến khác nhau giữa thành viên và Trưởng đoàn thì báo cáo người ra Quyết định thanh tra quyết định.

Điều 6. Nội dung và hình thức thông báo với đối tượng thanh tra

1. Nội dung thông báo với đối tượng thanh tra.

a) Quyết định thanh tra.

b) Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, theo quy định của pháp luật.

c) Thời gian, địa điểm, nội dung làm việc với đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến cuộc thanh tra.

d) Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo; nội dung yêu cầu giải trình, báo cáo bổ sung (nếu có).

đ) Các biện pháp xử lý và quyết định xử lý liên quan trực tiếp đến đối tượng thanh tra trong quá trình thanh tra.

e) Tài liệu, đồ vật, tài sản do đối tượng thanh tra quản lý bị tạm giữ hoặc niêm phong chờ xử lý.

g) Việc kết thúc thanh tra trực tiếp.

h) Kết luận thanh tra.

i) Quyết định xử lý sau thanh tra liên quan trực tiếp đến đối tượng thanh tra.

k) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thanh tra chuyên ngành liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của đối tượng thanh tra.

2. Hình thức thông báo với đối tượng thanh tra.

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung phải thông báo, cơ quan thanh tra, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, Đoàn thanh tra có thể lựa chọn một, một số hoặc tất cả các hình thức thông báo sau đây:

a) Gửi văn bản cho đối tượng thanh tra.

b) Thông báo khi làm việc với đối tượng thanh tra.

c) Các hình thức phù hợp khác do Trưởng đoàn thanh tra quyết định theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra

1. Đối tượng thanh tra có các quyền theo quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành; được thông báo những nội dung liên quan đến hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật; phản ánh về trách nhiệm của Đoàn thanh tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

2. Chấp hành quyết định thanh tra của cơ quan có thẩm quyền.

3. Báo cáo về các nội dung được ghi trong quyết định thanh tra theo đề cương yêu cầu, giải trình, báo cáo bổ sung theo yêu cầu của Đoàn thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung đã báo cáo, giải trình.

4. Cung cấp kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra theo yêu cầu của Đoàn thanh tra.

5. Chấp hành các quyết định xử lý trong quá trình thanh tra.

6. Thực hiện nghiêm chỉnh các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

(Còn nữa)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ được sửa đổi theo hướng nào?

Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ được sửa đổi theo hướng nào?

(Thanh tra) - Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đã được sửa đổi 3 lần (Luật số 04/2007/QH12; Luật số 26/2012/QH13; Luật số 71/2014/QH13) tuy nhiên, vẫn bộc lộ nhiều bất cập nên Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Luật Thuế TNCN thay thế, dự kiến sẽ được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp tháng 10/2025.

Trần Quý

19:19 22/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm