Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ tư, 05/01/2022 - 18:57
(Thanh tra)- Đề tài khoa học cấp bộ “Xử lý người có hành vi tham nhũng” của TS. Nguyễn Văn Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm vừa được Hội đồng Nghiệm thu Thanh tra Chính phủ đánh giá với kết quả xuất sắc.
TS. Nguyễn Văn Tuấn trình bày kết quả nghiên cứu. Ảnh: TH
Kết quả nghiên cứu của TS. Nguyễn Văn Tuấn nêu rõ, từ khi có Luật Phòng, chống tham nhũng và Bộ luật Hình sự quy định về các tội phạm tham nhũng, các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc tham nhũng.
Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng cho thấy, công tác điều tra, truy tố, xét xử các hành vi tham nhũng có nhiều tiến bộ, các vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý với số lượng lớn, đã khởi tố 2.530 vụ án tham nhũng với 5.447 bị can, truy tố 2.959 vụ, 6.935 bị can, xét xử 2.628 vụ với 5.870 bị cáo…
Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Văn Tuấn, công tác phát hiện và xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng vẫn còn hạn chế, hiệu quả phát hiện các vụ việc tham nhũng qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán còn chưa cao; các cơ quan chức năng vào cuộc chưa quyết liệt. Các vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý chủ yếu ở cấp cơ sở, nhiều vụ việc, vụ án có quy mô lớn chậm được phát hiện và xử lý…
“Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 mở rộng phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư thì việc nghiên cứu đề tài này nhằm phân tích, đánh giá những tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý người có hành vi tham nhũng là yêu cầu khách quan và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay", ông Tuấn nhấn mạnh.
Đề tài có kết cấu ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về việc xử lý người có hành vi tham nhũng; Chương 2: Thực trạng xử lý người có hành vi tham nhũng; Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý người có hành vi tham nhũng.
Ông Tuấn cho biết, kết quả nghiên cứu đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận chung như khái niệm, đặc điểm, biện pháp chế tài xử lý đối với người có hành vi tham nhũng; nêu các yếu tố ảnh hưởng và kinh nghiệm quốc tế về xử lý người có hành vi tham nhũng. Trên cơ sở đánh giá về thực trạng chính sách, pháp luật về xử lý người có hành vi tham nhũng và thực trạng xử lý người có hành vi tham nhũng, đề tài chỉ ra rằng, tham nhũng xảy ra ở các cấp, từ Trung ương đến địa phương; số lượng các vụ án tham nhũng ngày càng nhiều, quy mô tham nhũng ngày càng lớn với tính chất phức tạp và thủ đoạn tinh vi; đặc điểm chung của hầu hết các vụ án nghiêm trọng thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo là hành vi vi phạm diễn ra trong khoảng thời gian dài mới bị phát hiện, có quy mô lớn, xảy ra ở nhiều địa phương, nhiều cơ quan, tổ chức; tội phạm về tham nhũng xảy ra ở các ngành, lĩnh vực trọng điểm như: Đầu tư công, tài chính - ngân hàng, quản lý, sử dụng đất đai, bảo hiểm y tế…
Đề tài cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực trạng quy định pháp luật và việc xử lý người có hành vi tham nhũng, đồng thời, đề xuất các giải pháp về nâng cao nhận thức, hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật và giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý người có hành vi tham nhũng.
Nhận xét về kết quả nghiên cứu, TS. Nguyễn Văn Kim, nguyên quyền Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ đánh giá cao sự cần thiết nghiên cứu đề tài; nội dung nghiên cứu đề tài đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đề tài đánh giá khá toàn diện về quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện quy định về xử lý người có hành vi tham nhũng và cung cấp cho người đọc bức tranh toàn cảnh về vấn đề này. Đề tài cũng chỉ ra được những bất cập trong xử lý người có hành vi tham nhũng và đề ra được giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý người có hành vi tham nhũng.
Theo TS. Nguyễn Văn Kim, để kết quả nghiên cứu đề tài hoàn thiện hơn, đề tài có thể phân tích sâu hơn về thực trạng xử lý người có hành vi tham nhũng, bổ sung thêm thông tin về vụ việc xử lý hình sự về tham nhũng; báo cáo tổng thuật cần bổ sung thêm các công trình nghiên cứu về vấn đề này.
TS. Cung Phi Hùng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra cho rằng, mục tiêu chung của đề tài cần được làm rõ thêm và cần sửa đổi lại theo hướng đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để xử lý người có hành vi tham nhũng và nâng cao hiệu quả xử lý người có hành vi tham nhũng.
Chương I, Ban Chủ nhiệm đề tài có thể cân nhắc chuyển nội dung “Xử lý người có hành vi tham nhũng” về phần thực trạng cho phù hợp hơn.
Chương II, đề tài cần gom lại theo hướng thực trạng quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, trong đó nhấn mạnh đến Điều 92, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Chương III, tập trung vào giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý 12 hành vi tham nhũng theo Luật Phòng, chống tham nhũng.
Theo ThS. Lê Đức Trung, Trưởng phòng Thông tin - Tư liệu và Thư viện, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra khái quát kết quả đạt được của đề tài về lý luận, thực trạng và giải pháp. Về tồn tại, hạn chế và các giải pháp được nêu ra, Ban Chủ nhiệm đề tài có thể xem xét, bổ sung vào hai phần này nội dung về phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và xử lý nghiêm minh hành vi tham nhũng; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xử lý người có hành vi tham nhũng; phát huy vai trò của của xã hội trong giám sát và phản biện xử lý hành vi tham nhũng; xem xét đề xuất thành lập cơ quan chuyên trách xử lý hành vi tham nhũng.
Tại hội nghị, TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài. Đề tài có tính cấp thiết cao, báo cáo tổng thuật thể hiện rõ sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài; đề tài có nội hàm nghiên cứu rộng, phức tạp, liên quan đến chế tài xử lý người có hành vi tham nhũng; sản phẩm nghiên cứu công phu, chất lượng, có nhiều nội dung được khai thác sâu sắc, hàm lượng khoa học cao… Đề tài đã đề xuất được các giải pháp mang tính hiệu quả và có giá trị ứng dụng cao; các giải pháp và kiến nghị mang tính đồng bộ và có tính khả thi.
Góp ý hoàn thiện kết quả nghiên cứu,đề tài có thể bình luận thêm về thực tiễn xử lý hành vi tham nhũng ở Việt Nam có sự tác động của yếu tố chính trị; bổ sung sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong xử lý người có hành vi tham nhũng; rà soát lại báo cáo tổng thuật theo hướng ngắn gọn, cô đọng, xúc tích hơn.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội đồng đề nghị Ban Chủ nhiệm đề tài xem xét, tiếp thu ý kiến của các thành viên Hội đồng để hoàn thiện thêm kết quản nghiên cứu.
Với kết quả đạt được, Hội đồng Nghiệm thu đánh giá đề tài đạt kết quả xếp loại xuất sắc.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đã được sửa đổi 3 lần (Luật số 04/2007/QH12; Luật số 26/2012/QH13; Luật số 71/2014/QH13) tuy nhiên, vẫn bộc lộ nhiều bất cập nên Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Luật Thuế TNCN thay thế, dự kiến sẽ được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp tháng 10/2025.
Trần Quý
19:19 22/12/2024(Thanh tra) - Ngày 20/12, Đoàn giám sát chuyên đề Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố làm việc với UBND huyện An Dương giám sát việc thực hiện các nghị quyết về việc công trợ kinh phí trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử, di tích quốc gia.
Kim Thành
18:39 20/12/2024Hương Giang
17:14 20/12/2024Trần Quý
08:01 20/12/2024Kim Thành
15:56 19/12/2024Hải Hà
14:57 19/12/2024Đông Hà
Thanh Giang
Kim Thành
Đông Hà
Trần Quý
Ngọc Giàu
Trần Kiên
Nhật Minh
TC
TC
Thu Huyền