Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần gắn công tác dân nguyện của các bộ trưởng trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

Thái Hải

Thứ sáu, 08/04/2022 - 22:12

(Thanh tra) - Chiều ngày 8/4, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện”.

Toàn cảnh toạ đàm. Ảnh: TH

Công tác dân nguyện muốn thay đổi phải thay đổi từ cơ sở

Tại tọa đàm, các đại biểu đều khẳng định công tác dân nguyện có vai trò rất quan trọng trong tiến trình đổi mới tổ chức hoạt động của Quốc hội và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, là cầu nối giữa đại biểu - cử tri và việc giám sát năng lực hoạt động của tổ chức bộ máy Nhà nước, tổ chức xã hội qua các vụ việc kiến nghị cụ thể.

Chúng ta không có quy định nào rõ ràng về công tác dân nguyện. Mặt khác, công tác dân nguyện đã thể hiện vai trò, trách nhiệm của một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Hiến pháp xác định Nhà nước chúng ta là Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dân. Do đó, không làm công tác dân nguyện thì thành “nói một đằng làm một nẻo”.

Ban Dân nguyện là đầu mối là một ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nhưng dường như chưa đủ quyền năng, năng lực về tổ chức, địa vị pháp lý để giải quyết những vấn đề cấp bách mà thực tiễn đặt ra. Chính vì vậy, yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của Quốc hội nói chung cũng đặt ra vấn đề đổi mới, nâng cao hiệu quả của tất cả các cơ quan của Quốc hội, đặc biệt là công tác dân nguyện là yêu cầu cấp thiết.

Trong thời gian vừa qua, những đổi mới trong công tác dân nguyện thời gian vừa qua, vị thế, hiệu quả đã được nâng cao. Hàng tháng công tác dân nguyện được đưa ra UBTVQH để xem xét và Ban Dân nguyện có trách nhiệm là đầu mối phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các ủy ban thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Đặc biệt là phản ánh đầy đủ tất cả các ý kiến của cử tri, của nhân dân. Từ đó, đã có một sự chuyển biến hiệu quả hơn hẳn ở công tác này.

Tại tọa đàm, ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương, Thanh tra Chính phủ cho biết: "Từ khi Chủ tịch Quốc hội quyết định hàng tháng UBTVQH cho ý kiến vào báo cáo dân nguyện, chúng tôi là người phấn khởi và kỳ vọng nhất", đồng thời nhấn mạnh: Muốn làm tốt công tác dân nguyện phải khắc phục việc đùn đẩy không xác định đúng vai trò của công tác dân nguyện trong hoạt động của bộ máy.

Để khắc phục vấn đề này, theo ông Điệp là nằm ở ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu với nhân dân và dư luận.

Ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương cho rằng, công tác dân nguyện nếu muốn thay đổi phải từ cơ sở. Ảnh: TH

Bên cạnh đó, công tác dân nguyện nếu muốn thay đổi phải từ cơ sở. Khi chúng ta muốn thay đổi thì phải xin ý kiến nhân dân ngay không nên chờ tới lịch. Thay đổi ở chỗ nào phải tiếp dân ở chỗ đấy và người gặp dân phải là người đứng đầu.

Ông Điệp cho rằng, nếu ủy quyền cho cấp dưới là thiếu trách nghiệm với dân và không hoàn thành nhiệm vụ với Đảng.

Mặt khác, tiếp dân cần gắn với việc giải quyết, có như vậy mới tránh được việc hình thức. Nhiều lãnh đạo thiếu cả trình độ, thiếu cả sự tự tin, nhận thức. "Tôi tán thành việc chấm điểm công tác tiếp dân của các cấp cơ sở. Cần phải xem họ tiếp dân ra sao để người dân phải vượt cấp lên Trung ương, đây chính là vai trò giám sát của UBTVQH".

Đồng thời, theo ông Điệp nên giao cho Ban Dân nguyện có một vụ xử lý đơn thư riêng.

Vấn đề tiếp theo để làm tốt là giám sát xem nguyện vọng của nhân dân đã đi tới đâu. Ý thức trách nhiệm sẽ được nâng lên ở từng vụ việc cụ thể. Chúng ta chưa có quy định về xử lý các kiến nghị, phản ánh, tố tụng mà công tác dân nguyện lại rất nhiều. Nếu không sớm ban hành chúng ta sẽ bỏ mất một mảng lớn về thông tin. Nếu làm tốt công tác này chúng ta sẽ đỡ được rất nhiều các khâu giải quyết khiếu nại, tố cáo...

Coi người dân là trung tâm của công tác dân nguyện

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Công Long, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết, những năm qua chúng ta đã thực hiện công tác dân nguyện một cách thường xuyên, nhưng thiếu cơ sở lý luận. Do đó thiếu sự dẫn dắt, chỉ đường trong công tác dân nguyện. Đường hướng về công tác dân nguyện vẫn chưa rõ ràng, khó trong thực thi. Điều cần thiết là phải luật hoá công tác dân nguyện. Từ đó có sự thống nhất về nhận thức, về mặt lý luận để có sự thống nhất trong hoạt động.

Ông Nguyễn Công Long, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội  nhấn mạnh: Phải coi người dân là trung tâm của công tác dân nguyện. Ảnh: TH

Ông Nguyễn Công Long cho rằng, cần coi người dân là trung tâm của công tác dân nguyện.

Cùng với đó, cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống dữ liệu dùng chung trong công tác dân nguyện ở từng cấp, vùng. Điều này là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của công tác dân nguyện.

Đồng thời, cần đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền. Nếu cần phải có tái đôn đốc, giám sát về công tác dân nguyện để xem xét các tổ chức cơ quan có thực hiện tiếp dân, xử lý đơn thư không. Mặt khác, chúng ta phải công khai đối với các bộ, ngành, tỉnh thành mà xử lý công tác dân nguyện kém.

Bên cạnh đó, gắn công tác dân nguyện của các bộ trưởng trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

Cần xác định địa vị pháp lý của Ban Dân nguyện

Theo TS Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cần có 3 nhóm giải pháp:

Thứ nhất, giải pháp về chính trị, về mặt pháp lý, cần có tổng kết để trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản lãnh đạo nhằm định hướng sâu sắc hơn về công tác dân nguyện và sự quan tâm tối đa của cả hệ thống chính trị đối với công tác này. Từ đó đặt trách nhiệm lên vai của người đứng đầu các cơ quan, của hệ thống chính trị nói chung và của Nhà nước nói riêng, trong đó có Quốc hội đối với công tác dân nguyện. Nếu không đặt vấn đề về chính trị như vậy thì nhận thức về công tác dân nguyện vẫn còn bị xem nhẹ.

Về pháp lý, cần phải có một đề án cụ thể để xác định địa vị pháp lý của Ban Dân nguyện theo hướng nâng cấp trở thành cơ quan của Quốc hội và có như vậy thì Ban Dân nguyện hay Ủy ban Dân nguyện sau này mới có quyền năng thực hiện sứ mệnh cao cả. Đây sẽ là nơi tiếp nhận tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của cử tri, là nơi chủ trì xem xét, xử lý các ý nguyện, tâm tư, nguyện vọng của cử tri, cả việc khiếu nại, tố cáo của công dân. Đây sẽ là chỗ dựa cho các đại biểu Quốc hội thực hiện được quyền năng của mình trong công tác dân nguyện, đó là tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

TS Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho rằng cần xác định địa vị pháp lý của Ban Dân nguyện. Ảnh: TH

Thứ hai, về công tác tổ chức, phải kiện toàn lại chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban Dân nguyện cho ngang tầm với sứ mệnh, nhiệm vụ. Đó là cái ý nghĩa của công tác dân nguyện trong mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân với vai trò chủ thể của tất cả quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là của nhân dân. Có như vậy chúng ta mới xác định được cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của thiết chế Ban Dân nguyện hay Ủy ban Dân nguyện. Từ đó định dạng ra chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban hay ủy ban cho ngang tầm với với sứ mệnh của cơ quan này.

Ba là, đó là về nhân sự, nhân sự của cơ quan dân nguyện nói riêng, hay các cơ quan của Quốc hội nói chung cần phải được xác định cho ngang tầm nhiệm vụ với vị trí, vai trò của một cơ quan của Quốc hội, đừng vì cơ cấu, đừng có vì nhiều lý do khác đưa người vào không làm được việc. Trước Quốc hội,  không truyền tải được tiếng nói của nhân dân thì không đủ khả năng lĩnh hội, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của người dân để đưa đến địa chỉ cần đến.

“Tôi cho rằng phải thực hiện cho được ba điều kiện quan trọng cũng như là ba nhóm giải pháp trên, cùng với quá trình đổi mới của Quốc hội, của cả hệ thống chính trị thì Ban Dân nguyện, hay công tác dân nguyện mới đi vào thực chất, có chiều sâu” - ông Vân nói.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm