Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 04/04/2022 - 21:41
(Thanh tra) - Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho rằng, ngoài việc nhiều người lợi dụng quy hoạch để mua gom, thu lời, có hiện tượng thông đồng trong đấu giá... đẩy giá đất tăng vọt.
Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối ngày 4/4, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết, 2 năm qua, dịch COVID -19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hướng đến đầu tư kinh doanh.
“Đây là một trong những nguyên nhân các nhà đầu tư lựa chọn kênh đầu tư vào đất đai, kim loại quý như vàng”, ông Thành cho hay.
Lý do nữa là năm 2020, 2021 cũng là đầu chu kỳ mà các địa phương, các bộ, ngành thực hiện, triển khai xây dựng các quy hoạch. Do đó, một số nhà đầu tư nhân cơ hội này mua gom đất, phân lô bán nền, thậm chí không đúng các quy định pháp luật nhằm thu lợi bất hợp pháp.
“Hiện tượng giá đất tăng cục bộ ở một số địa phương có thể nói là làm ảnh hưởng, mất đi ưu thế về thu hút vốn đầu tư của địa phương, phá vỡ quy hoạch sử dụng đất của địa phương, làm ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô”, ông Thành nhân định.
Bên cạnh những lý do khách quan đó, một số nơi có lúc thực hiện chưa nghiêm về các phiên đấu giá và có hiện tượng để lộ thông tin, có sự thông đồng giữa tổ chức thực hiện đấu giá với người tham gia đấu giá.
Với chức năng và nhiệm vụ của mình, theo ông Thành, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra những giải pháp để thực hiện chấn chỉnh tình trạng này.
Theo đó, bộ đã có Công văn số 1454 đề nghị UBND các địa phương tăng cường quản lý chặt chẽ các dự án bất động sản, nhất là bất động sản hình thành trong tương lai.
Bảo đảm việc đưa bất động sản vào kinh doanh, chuyển nhượng dự án bất động sản phải đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư và pháp luật về kinh doanh bất động sản…
Đặc biệt, công bố công khai thông tin về quy hoạch, kế hoạch để người dân tiếp cận các thông tin chính thống, không bị nhiễu thông tin, để tránh bị giới đầu cơ lợi dụng thổi giá, đẩy giá đất; có biện pháp quản lý sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
“Chúng ta phải quản lý để làm sao cho quy hoạch này thực hiện nghiêm túc nhất”, ông Thành nhấn mạnh.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng khuyến cáo thực hiện nghiêm các quy định về đăng ký quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất… để thu nghĩa vụ thuế, kiểm soát các giao dịch ảo, thổi giá đất, giá bất động sản.
Đồng thời, xử lý nghiêm hành vi không đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất chậm so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
Giải pháp nữa là các địa phương cần có kế hoạch chủ động điều tiết quỹ đất ra thị trường thông qua việc tạo quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
“Chúng tôi cũng chỉ ra là cần phải tổng kết, đánh giá, sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản, trong đó chú trọng quy định cụ thể về đấu giá tài sản, quyền sử dụng đất, để làm sao các quy định về đấu giá chặt chẽ, tránh việc lợi dụng kẽ hở pháp luật để đầu cơ, tăng giá đất”, ông Thành nói.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra cụ thể ở các địa phương, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để tổ chức, quản lý tốt hơn các hoạt động đấu giá cũng như sự biến động bất thường cục bộ của giá đất thời gian vừa qua.
Liên quan tới việc kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, việc này để tránh khoảng trống pháp lý trong thời gian cơ quan quản lý nghiên cứu xây dựng một luật riêng về xử lý nợ xấu nền kinh tế, không riêng lĩnh vực ngân hàng.
“Nếu không kéo dài thời gian xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, sẽ có một số khoản nợ không có cơ sở pháp lý để xử lý”, ông Tú thông tin.
Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã trình và được Chính phủ chấp thuận việc gia hạn này. Tới đây, cấp có thẩm quyền sẽ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, để trình Quốc hội.
Sau 5 năm xử lý thực hiện Nghị quyết 42 đã có 380.000 tỷ đồng nợ xấu được xử lý. Đây là khối lượng vốn rất lớn đã được quay vòng và tái tạo đầu tư trở lại nguồn vốn cho nền kinh tế, giải quyết được nhiều lãng phí xã hội, nhất là những tài sản thế chấp trong những khoản nợ khi đã đưa vào nợ xấu thì được giải quyết, xử lý tích cực, tránh hao mòn tự nhiên, hư hỏng hoặc tài sản đóng băng.
Ông Tú nhấn mạnh, Nghị quyết 42 có lợi ích không chỉ với xã hội mà còn lợi ích với cả ngân hàng và các doanh nghiệp, của nền kinh tế.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Là một trong số ít dự án BĐS chú trọng kiến tạo môi trường sống sinh thái đủ đầy tiện ích chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam đang tạo nên cơn sốt.
(Thanh tra) - Thí điểm cho thỏa thuận đất nông nghiệp, phi nông nghiệp không phải đất ở để làm nhà ở thương mại trên phạm vi cả nước mới đảm bảo công bằng, khắc phục tình trạng xin - cho, theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy.
Hương Giang
12:17 21/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh
Thái Hải
Trần Quý
Nam Dũng
Lê Phương
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Trần Kiên