Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 04/02/2014 - 07:20
(Thanh tra)- Khi “đại dự án” (D.A) mỏ sắt Thạch Khê bắt đầu khởi động cũng là lúc những người dân nghèo Hà Tĩnh hy vọng về một cuộc sống no đủ. Thế nhưng, sau một thời gian triển khai, D.A bắt đầu gây ra những hệ lụy không nhỏ khiến người dân… vỡ mộng. Trước tình hình đó, người dân vùng mỏ sắt đã “tự cứu mình” bằng cách đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế hộ, cá thể. Trong cái khó, ló cái khôn, những cách làm tốt, mô hình kinh tế hay đã lần lượt ra đời.
Ông Nguyễn Phi Thắng, Chủ nhiệm HTX Diêm Hải, là mô hình tiêu biểu của xã Thạch Bàn. Ảnh: Yến Yến
Khi kỳ vọng biến thành thất vọng
Mỏ sắt Thạch Khê được quy hoạch trên diện tích gần 3.900ha nằm trên địa bàn 6 xã của huyện Thạch Hà gồm: Thạch Khê, Thạch Đỉnh, Thạch Hải, Thạch Bàn, Thạch Trị và Thạch Lạc với hơn 4.000 hộ dân bị ảnh hưởng. Đây được xem là mỏ sắt có trữ lượng quặng lớn nhất Đông Nam Á, ước đạt hơn 540 triệu tấn, chiếm hơn 1/2 trữ lượng quặng sắt toàn quốc. D.A được khai thác từ tháng 9/2009 với kỳ vọng sẽ biến Hà Tĩnh từ một tỉnh thuần nông thành một trong những trung tâm công nghiệp nặng của cả nước và là trung tâm khai thác luyện cán thép lớn nhất Việt Nam.
Khi D.A bắt đầu triển khai, nhân dân 6 xã bị ảnh hưởng đã rất vui mừng và phấn khởi. Bởi mỏ sắt là niềm hi vọng làm giàu, đổi thay cho quê hương, tạo công ăn việc làm. Cuộc sống của những người dân nghèo cũng từ đây sẽ đổi mới. Tuy nhiên, trải qua 5 năm kể từ ngày đi vào khai thác, Cty Cổ phần Sắt Thạch Khê không thực hiện được như cam kết ban đầu mà còn gây hậu quả nghiêm trọng.
Các D.A xây dựng điện, đường, trường trạm bị dừng lại. Người dân trông chờ vào khu tái định cư nhưng đa số vẫn còn ở nguyên chỗ cũ. Đất đai bị hoang hóa, nguồn ước ô nhiễm nặng, kinh tế đình trệ, nhà cửa không được xây mới, cơi nới, mồ mả bị vùi lấp, môi trường bị ô nhiễm, nguồn nước ngầm bị cạn kiệt…
Đáng nói, trong 5 năm qua, hàng chục ha lạc, ngô, rau màu và các loại cây trồng khác đã bị chết khô, sản xuất không có thu hoạch khiến cho đời sống nhân dân hết sức vất vả. Tỉ lệ hộ đói nghèo tại các địa phương ngày càng tăng nhanh, túng quẫn nhiều người dân phải tha hương mưu sinh.
Dân tự “bơi” trong “đại D.A”
Được sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng từ Đề án 946 với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 1.677 tỷ đồng, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của tỉnh, huyện Thạch Hà và lãnh đạo các xã, các hộ dân đã liên kết thành lập các mô hình hợp tác xã (HTX) trồng rau sạch, trang trại chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy hải sản… Kể từ đó, đời sống nhân dân vùng mỏ bắt đầu khởi sắc trở lại.
Thạch Bàn là 1 trong 6 xã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi D.A mỏ sắt Thạch Khê. Là xã nghèo của huyện Thạch Hà, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn cộng thêm từ tháng 6/2013 đến nay, Thạch Bàn chịu 3 trận lũ, 2 trận bão, cùng với lượng nước từ bãi thải đổ về rất lớn khiến cho kinh tế của địa phương càng yếu kém. Trước đây, Thạch Bàn có nghề truyền thống sản xuất muối nhưng nhiều năm nay, muối mất giá, các cơ sở vật chất, kỹ thuật không được đầu tư, sửa sang nên nhiều diện tích làm muối bị bỏ hoang. Với nguồn vốn từ Đề án 946 cùng với việc tận dụng các nguồn lợi sẵn có về ao hồ nên xã Thạch Bàn đang tập trung đầu tư nuôi trồng thủy hải sản và bước đầu đều cho thu nhập cao.
Ông Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Thạch Bàn, cho biết: “Hiện nay, toàn xã có trên 200ha đất ở bãi bồi ven sông nuôi ngao, hến; hơn 12,7ha hồ nằm ở 2 bên đê Hữu Phủ và hơn 30ha thuộc D.A Suma với 150 ao nuôi trồng thủy hải sản… Hiện tại, chúng tôi đang tiếp tục khuyến khích bà con thành lập các HTX, phát huy các lợi thế có được tiến hành chăn nuôi có quy mô và kỹ thuật”.
Trên địa bàn xã Thạch Bàn, nhiều HTX của bà con đang hoạt động tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiêu biểu như HTX Diêm Hải do ông Nguyễn Phi Thắng làm Chủ nhiệm. Ban đầu, HTX chỉ mới 6 hộ thuê 5ha đất và tiến hành nuôi cá chẽm. Vụ đầu, sau 8 tháng đã cho thu hoạch 11 tấn, lãi ròng 270 triệu đồng. Từ thành công bước đầu, HTX đã mạnh dạn mở rộng quy mô, cho đến nay đã có 18 hộ tham gia HTX nuôi trồng thủy sản với diện tích mặt nước hơn 15ha chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng...
Ngoài mô hình nuôi cá chẽm, trồng rau sạch, phục hồi sản xuất muối… cũng là những hướng đi mà nhân dân Thạch Bàn đang triển khai và cho hiệu quả lớn.
Sau nhiều năm chờ đợi, đầu năm 2012, thực hiện chủ trương khôi phục sản xuất, người dân xã Thạch Khê đã tiến hành sản xuất trên vùng đất tái định cư. Nhiều người dân đã năng động khai hoang, phục hóa những vùng đất bãi ven sông để tổ chức sản xuất, chăn nuôi trâu bò, nuôi cá nước ngọt; đồng thời, tiếp tục phát huy nghề truyền thống như nuôi chim cút lấy trứng.
Tại xã Thạch Hải, sau nhiều năm du lịch kinh tế biển có phần chững lại thì nay các hộ đã sửa sang, cơi nới diện tích các nhà hàng, phát triển dịch vụ để phục vụ cho mùa đón khách sắp tới.
Cũng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của mỏ sắt nên nhiều năm nay xã Thạch Đỉnh gặp không ít khó khăn. Hiện, xã Thạch Đỉnh đã quy hoạch vùng “sản xuất rau củ quả an toàn” với tổng diện tích 6,7ha tại thôn Văn Sơn. Năm 2013, xã triển khai trồng thí điểm cho 150 hộ dân ở xóm 3 và xóm 10 với giống bí xanh Tre Việt. Sau hơn 2 tháng chăm sóc theo tiêu chuẩn kỹ thuật rau an toàn, 7 hộ dân ở xóm 3 đã có vụ thu hoạch đầu tiên được 6,5 tấn bí xanh. Tất cả các sản phẩm này được doanh nghiệp thu mua tận chân ruộng với giá 3.000 đồng/kg, lãi ròng 5 triệu đồng/sào.
Ngoài sản xuất nông nghiệp, Thạch Đỉnh cũng phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản, trong xã hiện có 18 hộ nuôi cá lồng bè trên sông, mỗi năm lãi ròng 60 triệu đồng/hộ.
Ông Nguyễn Đình Chuyên, Chủ tịch UBND xã Thạch Đỉnh, cho biết: “Thạch Đỉnh vốn là xã nghèo, từ khi có mỏ sắt Thạch Khê, đời sống nhân dân lại càng thêm khó khăn vất vả. Hiện nay, nhờ vào Đề án 946 và sự quan tâm của các cấp, ngành, cộng với sự cần cù, chịu khó của nhân dân nên xã đã phát triển được nhiều mô hình cho thu nhập cao, giúp nhân dân dần ổn định cuộc sống”.
Ông Nguyễn Quốc Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà, thông tin: Ngay khi Đề án 946 được triển khai, cùng với việc tuyên truyền, vận động thường xuyên, sâu sát đến từng hộ dân, huyện đã có những chính sách bổ sung như cho vay vốn, cung cấp cây, con giống, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất... nên bà con nhân dân khu vực mỏ sắt Thạch Khê đã phát triển nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao, người dân dần ổn định cuộc sống.
Rõ ràng, với truyền thống cần cù, sáng tạo của người dân, thời gian tới, bộ mặt kinh tế - xã hội của các xã vùng mỏ sẽ sớm hồi sinh.
Yến Yến
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo cơ quan chức năng, toàn bộ công trình xây dựng Dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hóa tại khu đô thị mới Đông Hương, TP Thanh Hóa được xây dựng trên diện tích hơn 40.000m2, vừa được đấu giá thành bằng hình thức đấu giá trực tuyến với giá trúng là hơn 88 tỷ đồng.
Hương Trà
09:24 11/12/2024(Thanh tra) - Trong 5 năm qua, tăng trưởng giá bất động sản của Việt Nam là gần 60%, cao hơn nhiều quốc gia khác như Mỹ, Australia - đang ở mức trên dưới 50%, hay Nhật Bản- Singapore, hiện ở mức trên dưới 40%, theo số liệu thống kê của trang batdongsan.com
Uyên Uyên
17:33 04/12/2024Uyên Uyên
11:16 04/12/2024Trung Hà
14:24 03/12/2024Văn Thanh
19:47 01/12/2024N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV