Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Áp lực trả nợ trái phiếu ngành bất động sản trong năm 2024 vẫn còn cao

Bình An

Thứ hai, 13/05/2024 - 21:19

(Thanh tra) - Trong khi phát hành trái phiếu mới giảm mạnh, thì áp lực đáo hạn trái phiếu từ nay đến cuối năm 2024 của các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) là rất lớn. Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp đã phải chi gần 14.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn, trong đó hơn 41% là trái phiếu BĐS.

Trái phiếu ngành BĐS chiếm tỉ lệ cao trong tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp. Ảnh minh họa: BA

Theo thống kê của Bộ Tài chính, tính đến tháng 3/2024, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ của các doanh nghiệp ngành BĐS là 350.876 tỷ đồng.

Trong năm 2024, áp lực trả nợ đối với các đơn vị phát hành là doanh nghiệp BĐS là khá lớn, đặc biệt đối với các trái phiếu chậm trả gốc, lãi có thời hạn đáo hạn gốc vào năm 2022, 2023 nhưng được cơ cấu tối đa thêm 2 năm theo Nghị định 08/2023/NĐ-CP của Chính phủ. Chính sách cho phép giãn, hoãn nợ trái phiếu và cho hoán đổi trái phiếu lấy BĐS hoặc sản phẩm khác tiếp tục được nối dài sang năm 2024, giúp nhiều doanh nghiệp giảm bớt áp lực vào thời điểm đáo hạn.

Tính đến ngày 2/5/2024, Fiin Ratings ước lượng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn còn lại trong năm đạt khoảng 257,17 nghìn tỷ. Trong đó, giá trị trái phiếu của nhóm ngành BĐS đạt 100,26 nghìn tỷ, chiếm gần 39% tổng khối lượng đáo hạn. Theo Công ty Chứng khoán MSB, áp lực đáo hạn sẽ rơi vào lần lượt quý II, III/2024.

Hiện tại, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp chậm các nghĩa vụ thanh toán ước khoảng 193.600 tỷ đồng, Riêng nhóm ngành BĐS tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 70% giá trị chậm trả. Điều này đang đặt ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp BĐS khi phải đối mặt xoay xở tìm dòng tiền để đáo hạn từ nay cho đến hết năm.

Đánh giá về dư nợ trái phiếu và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp, tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nhận định, giá trị trái phiếu đến hạn trong năm nay lên đến hơn 200 nghìn tỷ đồng là một con số rất lớn và khả năng trả nợ của các nhà phát hành là thấp khi tình hình thị trường và các doanh nghiệp nói chung hiện vẫn còn rất khó khăn. Đặc biệt đối với nhóm doanh nghiệp BĐS, khi tình hình thị trường vẫn chưa hồi phục, doanh nghiệp BĐS có dòng tiền yếu, tỷ lệ vay nợ ở mức cao và nguồn tiền để trả nợ hạn chế, có thể sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh toán.

Các chuyên gia kinh cũng đưa ra nhận định, khả năng trả nợ trái phiếu vẫn đang là thách thức lớn của doanh nghiệp BĐS. Dù vốn tín dụng hỗ trợ phần nào dòng tiền cho doanh nghiệp BĐS, song doanh nghiệp phát hành không thể trông chờ toàn bộ vào nguồn vốn này để hoàn tất nghĩa vụ trả nợ trái phiếu. Trong khi đó, thị trường BĐS vẫn chưa thực sự hoàn toàn phục hồi, và những thay đổi về chính sách có độ trễ nhất định, dẫn tới doanh nghiệp chưa có đủ thời gian để sắp xếp dòng tiền trả nợ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đầu tư thảnh thơi, lợi nhuận tức thời với Asia Vibe - Vinhomes Golden Avenue

Đầu tư thảnh thơi, lợi nhuận tức thời với Asia Vibe - Vinhomes Golden Avenue

(Thanh tra) - Vinhomes Golden Avenue đang tạo nên một cơn “địa chấn” mới trên thị trường BĐS Móng Cái nhờ mô hình đô thị giao thương - du lịch quốc tế đầy tiềm năng. Trong đó, phân khu Asia Vibe nhanh chóng chiếm trọn sự chú ý nhờ chính sách bán hàng đột phá, giúp nhà đầu tư lãi ngay từ lúc mua, đồng thời cầm chắc lợi nhuận hấp dẫn trong dài hạn.

08:00 23/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm