Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

"Siêu nghĩa trang" trái quy hoạch, xâm phạm vùng đệm rừng quốc gia Tam Đảo?

Thứ hai, 23/01/2017 - 22:12

Để thực hiện “siêu” dự án nghĩa trang tại Tam Đảo, UBND tỉnh Vĩnh Phúc chấp thuận cho doanh nghiệp “xóa sổ” hơn 100ha đất rừng phòng hộ...

Hơn 100ha rừng xanh bị "xóa sổ"?Theo Tờ trình số 02/TTr-UBND ngày 04/1/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc “Triển khai quy hoạch, xây dựng Khu công viên nghĩa trang tại núi Ngang, xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo” ghi rõ:Nhà đầu tư là Công ty CP đầu tư Bình Minh Xanh, có địa chỉ tại số nhà H10, ngõ 132, phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy (Hà Nội).Cũng theo Tờ trình, tổng diện tích phạm vi nghiên cứu khoảng 153ha, trong đó diện tích hành lang cây xanh cách ly khoảng 47,5ha; đất công viên nghĩa trang khoảng 105,5ha. Chỉ sau 02 ngày trình dự án, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã thông qua dự án trước sự ngỡ ngàng của người dân. Hiện trạng của khu vực trên hiện đang là đất trồng rừng phòng hộ giao cho các hộ gia đình, cá nhân nhận trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng từ nằm 2002.Đất rừng hiện nay chủ yếu là trồng bạch đàn có cao độ tự nhiên từ 40-240m.Như vậy, nếu dự án công viên nghĩa trang được triển khai tại núi Ngang, có nghĩa là hơn 100ha rừng phòng hộ sẽ bị “xóa sổ”, thay vào đó là những vùng đất hoang xuất hiện trên đó là những ngôi mộ bê tông kiên cố, khói hương nghi ngút…Theo tìm hiều của phóng viên, thống kê vào cuối năm 2015 của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Tam Đảo có 3 loại hình đất rừng gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.Đáng chú ý, đất rừng phòng hộ của Tam Đảo chỉ có diện tích vỏn vẹn 537,66 ha.Ở góc độ khác, trên phạm vi toàn tỉnh, tính đến năm 2014, Vĩnh Phúc có khoảng 32,4 nghìn hecta đất lâm nghiệp, trong đó đặc dụng là 15,1 nghìn hecta, rừng sản xuất là 13,2 nghìn hecta và rừng phòng hộ là 4,0 nghìn hecta.Đáng báo động ở chỗ, so với năm 2010 thì đến năm 2014, đất rừng phòng hộ của Vĩnh Phúc đã biến động giảm 1016,12ha.Cũng theo tìm hiểu của phóng viên, nếu dự án xây dựng công viên nghĩa trang được thực hiện (lấy đi hơn 100ha) thì trên địa bàn xã Bồ Lý "cơ bản xóa sổ" rừng phòng hộ hiện có.Trái định hướng quy hoạch, phải xin phép Thủ tướng và Quốc hộiTheo Quy hoạch Tổng thể kinh tế xã hội huyện Tam Đảo đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của UBND huyện Tam Đảo ghi rõ:Tại Tam Đảo hiện có 537,66ha đất rừng phòng hộ, trong đó rừng đặc dụng là 12.328,41ha.Đất rừng phòng hộ và đặc dụng của Tam Đảo vừa làm chức năng phòng hộ, vừa làm chức năng bảo tồn đa dạng sinh học. Việc xóa sổ hơn 100ha rừng phòng hộ ở Tam Đảo phải được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội. “Vì vậy, trong những năm tới, cần nâng cao chất lượng và bảo tồn (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng) trước nguy cơ khai thác của dân và xâm lấn trước một số công trình hạ tầng, du lịch trong kế hoạch mở rộng Tam Đảo 2 và khai thác khoáng sản”, bản Quy hoạch Tổng thể kinh tế xã hội huyện Tam Đảo nhấn mạnh định hướng này.Đối với đất rừng phòng hộ tại xã Bồ Lý, bản quy hoạch chỉ rõ: Xã Bồ Lý thuộc cụm xã tiểu vùng 2, là vùng đệm rừng quốc gia Tam Đảo mang đặc trưng điển hình của xã miền núi có độ dốc cao, kinh tế xã hội chậm phát triển nhưng lại có mức độ ảnh hưởng lan tỏa đến các xã xung quanh.Định hướng phát triển của tiểu vùng này là nông, lâm nghiệp và dịch vụ du lịch (không có việc "xóa sổ" hàng trăm hecta rừng phòng hộ ở vùng đệm rừng quốc gia Tam Đảo để xây dựng nghĩa trang).Không những việc “xóa sổ” hàng trăm hecta rừng phòng hộ tại núi Ngang, xã Bồ Lý là trái với định hướng quy hoạch mà còn chưa đúng với quy định của pháp luật hiện hành.Cụ thể, theo quy định của Luật Đất đai 2015, đất rừng phòng hộ là loại đất đặc biệt, có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng nên pháp luật đưa ra một số hạn chế nhất định trong hoạt động chuyển nhượng.Khi muốn chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang đất nghĩa trang buộc phải xin phép Thủ tướng Chính phủ với diện tích trên 20ha.Đặc biệt, theo Luật Đầu tư công, chuyển đổi trên 100ha rừng phòng hộ sang làm đất nghĩa trang phải được Quốc hội thông qua.Như vậy, vấn đề “xóa sổ” hơn 100ha rừng phòng hộ để chuyển sang làm nghĩa trang đón hơn 2 triệu người chết về Tam Đảo không chỉ dừng lại ở vấn đề bức xúc, phản đối của người dân mà còn chưa tuân thủ quy hoạch hiện có của địa phương. Ngoài ra, còn phải trình Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội xem xét, phê duyệt. Điều58, Luật Đất đai năm 2013quy định: Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư. 1. Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa,đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây: a) Văn bản chấp thuận củaThủ tướng Chính phủđối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên; b) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. 2. Đối với dự án sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi được sự chấp thuận bằng văn bản của các bộ, ngành có liên quan. 3. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phải có các điều kiện sau đây: a) Có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư; b) Ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư; c) Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác.

Hơn 100ha rừng xanh bị "xóa sổ"?Theo Tờ trình số 02/TTr-UBND ngày 04/1/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc “Triển khai quy hoạch, xây dựng Khu công viên nghĩa trang tại núi Ngang, xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo” ghi rõ:Nhà đầu tư là Công ty CP đầu tư Bình Minh Xanh, có địa chỉ tại số nhà H10, ngõ 132, phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy (Hà Nội).Cũng theo Tờ trình, tổng diện tích phạm vi nghiên cứu khoảng 153ha, trong đó diện tích hành lang cây xanh cách ly khoảng 47,5ha; đất công viên nghĩa trang khoảng 105,5ha. Chỉ sau 02 ngày trình dự án, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã thông qua dự án trước sự ngỡ ngàng của người dân. Hiện trạng của khu vực trên hiện đang là đất trồng rừng phòng hộ giao cho các hộ gia đình, cá nhân nhận trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng từ nằm 2002.Đất rừng hiện nay chủ yếu là trồng bạch đàn có cao độ tự nhiên từ 40-240m.Như vậy, nếu dự án công viên nghĩa trang được triển khai tại núi Ngang, có nghĩa là hơn 100ha rừng phòng hộ sẽ bị “xóa sổ”, thay vào đó là những vùng đất hoang xuất hiện trên đó là những ngôi mộ bê tông kiên cố, khói hương nghi ngút…Theo tìm hiều của phóng viên, thống kê vào cuối năm 2015 của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Tam Đảo có 3 loại hình đất rừng gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.Đáng chú ý, đất rừng phòng hộ của Tam Đảo chỉ có diện tích vỏn vẹn 537,66 ha.Ở góc độ khác, trên phạm vi toàn tỉnh, tính đến năm 2014, Vĩnh Phúc có khoảng 32,4 nghìn hecta đất lâm nghiệp, trong đó đặc dụng là 15,1 nghìn hecta, rừng sản xuất là 13,2 nghìn hecta và rừng phòng hộ là 4,0 nghìn hecta.Đáng báo động ở chỗ, so với năm 2010 thì đến năm 2014, đất rừng phòng hộ của Vĩnh Phúc đã biến động giảm 1016,12ha.Cũng theo tìm hiểu của phóng viên, nếu dự án xây dựng công viên nghĩa trang được thực hiện (lấy đi hơn 100ha) thì trên địa bàn xã Bồ Lý "cơ bản xóa sổ" rừng phòng hộ hiện có.Trái định hướng quy hoạch, phải xin phép Thủ tướng và Quốc hộiTheo Quy hoạch Tổng thể kinh tế xã hội huyện Tam Đảo đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của UBND huyện Tam Đảo ghi rõ:Tại Tam Đảo hiện có 537,66ha đất rừng phòng hộ, trong đó rừng đặc dụng là 12.328,41ha.Đất rừng phòng hộ và đặc dụng của Tam Đảo vừa làm chức năng phòng hộ, vừa làm chức năng bảo tồn đa dạng sinh học. Việc xóa sổ hơn 100ha rừng phòng hộ ở Tam Đảo phải được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội. “Vì vậy, trong những năm tới, cần nâng cao chất lượng và bảo tồn (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng) trước nguy cơ khai thác của dân và xâm lấn trước một số công trình hạ tầng, du lịch trong kế hoạch mở rộng Tam Đảo 2 và khai thác khoáng sản”, bản Quy hoạch Tổng thể kinh tế xã hội huyện Tam Đảo nhấn mạnh định hướng này.Đối với đất rừng phòng hộ tại xã Bồ Lý, bản quy hoạch chỉ rõ: Xã Bồ Lý thuộc cụm xã tiểu vùng 2, là vùng đệm rừng quốc gia Tam Đảo mang đặc trưng điển hình của xã miền núi có độ dốc cao, kinh tế xã hội chậm phát triển nhưng lại có mức độ ảnh hưởng lan tỏa đến các xã xung quanh.Định hướng phát triển của tiểu vùng này là nông, lâm nghiệp và dịch vụ du lịch (không có việc "xóa sổ" hàng trăm hecta rừng phòng hộ ở vùng đệm rừng quốc gia Tam Đảo để xây dựng nghĩa trang).Không những việc “xóa sổ” hàng trăm hecta rừng phòng hộ tại núi Ngang, xã Bồ Lý là trái với định hướng quy hoạch mà còn chưa đúng với quy định của pháp luật hiện hành.Cụ thể, theo quy định của Luật Đất đai 2015, đất rừng phòng hộ là loại đất đặc biệt, có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng nên pháp luật đưa ra một số hạn chế nhất định trong hoạt động chuyển nhượng.Khi muốn chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang đất nghĩa trang buộc phải xin phép Thủ tướng Chính phủ với diện tích trên 20ha.Đặc biệt, theo Luật Đầu tư công, chuyển đổi trên 100ha rừng phòng hộ sang làm đất nghĩa trang phải được Quốc hội thông qua.Như vậy, vấn đề “xóa sổ” hơn 100ha rừng phòng hộ để chuyển sang làm nghĩa trang đón hơn 2 triệu người chết về Tam Đảo không chỉ dừng lại ở vấn đề bức xúc, phản đối của người dân mà còn chưa tuân thủ quy hoạch hiện có của địa phương. Ngoài ra, còn phải trình Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội xem xét, phê duyệt. Điều58, Luật Đất đai năm 2013quy định: Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư. 1. Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa,đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây: a) Văn bản chấp thuận củaThủ tướng Chính phủđối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên; b) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. 2. Đối với dự án sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi được sự chấp thuận bằng văn bản của các bộ, ngành có liên quan. 3. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phải có các điều kiện sau đây: a) Có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư; b) Ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư; c) Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác.

Theo Hải Ninh/http://giaoduc.net.vn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội trời rét đậm, nhiệt độ 10 -13 độ C

Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội trời rét đậm, nhiệt độ 10 -13 độ C

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.

Thái Hải

19:48 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm