Theo dõi Báo Thanh tra trên
Bài, ảnh: Trà Vân
Chủ nhật, 02/03/2025 - 09:41
(Thanh tra) - Người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái quan niệm ‘rừng là cha, đất là mẹ’ nên bao đời nay thực hành lễ cúng rừng với lời thề giữ rừng, bảo vệ rừng thiêng liêng. Họ xem cúng rừng là nghi lễ quan trọng và lớn nhất trong năm.
Đoàn rước lễ có thầy cúng (thờ tri lồng), thầy phụ lễ (thờ tri thớ tỷ) mang đôi gà, 2 (hoặc 4) thanh niên nam khênh lợn, ban tự quản mang hương, vàng mã, giấy, lễ vật và rượu tham gia đoàn rước cùng các nam nữ hát, múa khèn, múa gậy sênh tiền. Cuối cùng là nhân dân trong thôn cùng du khách thập phương
Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu, tiếng Mông gọi là "tri lồng", nghĩa là "cúng rừng", ngoài ra còn có tên khác là Tết rừng.
Sáng sớm, nhân dân trong các thôn bản đã chuẩn bị cho việc rước lễ vật thường từ nhà cộng đồng hoặc từ nhà thầy cúng đến địa điểm khu vực cúng rừng ở các thôn.
Sau khi công tác chuẩn bị đã xong, thầy mo (thầy cúng) bắt đầu thổi một hồi tù và, báo hiệu lễ cúng bắt đầu. Đầu tiên là lễ cúng sống gà, lợn, sau đó là lễ cúng chín.
Xôi (mó plẩu) nhiều màu trắng, vàng, tím, đỏ… (ít nhất 3 màu). Rượu (chớ) 6 chén đựng bằng ống nứa, trong đó 4 chén đặt ở bàn thờ thần rừng, 2 chén nứa đặt ở phiến đá thờ vợ thần rừng; tiền, vàng mã, nến, hương…
Lễ vật cho lễ cúng rừng gồm một con lợn đen tuyển chọn kỹ lưỡng; một con gà trống (lấu ca) màu trắng, một con gà mái (pù ka) lông màu vàng hoặc màu đen. Một dải vải trắng do thầy mo giữ.
Nà Hẩu nằm trong vùng lõi của Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, nơi có gần 100% đồng bào Mông sinh sống, được biết đến với đặc điểm riêng biệt của một vùng đất "làng trong rừng, rừng trong làng".
Sáng sớm, nhân dân trong các thôn bản đã chuẩn bị cho việc rước lễ vật thường từ nhà cộng đồng hoặc từ nhà thầy cúng đến địa điểm khu vực cúng rừng ở các thôn.
Sau khi kết thúc nghi lễ cúng, tại vạt rừng đã được chuẩn bị trước, đồng bào Mông ở Nà Hẩu cùng các cấp chính quyền của xã, huyện Văn Yên phát động trồng cây và hô vang lời thề bảo vệ rừng. Video: T.Vân
Đặc biệt trong ba ngày cấm rừng sau lễ cúng, người dân sẽ không khai thác bất cứ sản vật gì từ rừng, không thả rông gia súc, không phơi quần áo ngoài trời, không xay ngô, giã gạo…
“Tối ngày 26/2, tại sân vận động xã Nà Hẩu, UBND huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã long trọng công bố quyết định và trao Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho "Lễ Cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên", đồng thời khai mạc Tết rừng năm 2025.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 21/3 (tức ngày 22/2 năm Ất Tỵ), đã khai mạc Lễ hội Cầu Ngư năm 2025, thu hút đông đảo các đại biểu và Nhân dân, những người con xa quê, du khách thập phương về dự. Đây là một trong những lễ hội tiêu biểu nhất của ngư dân vùng biển xứ Thanh tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Hương Trà
(Thanh tra) - Ngày 21/3/2025, Lễ hội dân gian truyền thống đền Bà Triệu được diễn ra ở xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ tới vị Anh hùng Triệu Thị Trinh - là người đã lãnh đạo Nhân dân đứng lên chống lại ách đô hộ của nhà Ngô vào năm 248.
Văn Thanh
Minh Tân
Hải Hà
Trần Kiên
Giang Sơn
Cảnh Nhật
T. Minh
Thùy Dương
Trần Lê
Hoàng Nam
Trần Quý
Nguyễn Điểm
Bùi Bình
Phúc Anh