Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm 2022 của Long An đạt 8,46%

Chu Tuấn

Thứ sáu, 06/01/2023 - 22:11

(Thanh tra) - Theo thông báo của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm 2022 của tỉnh Long An đạt 8,46% (đứng thứ 6/13 các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long). Các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh dần lấy lại đà tăng trưởng sau khoảng thời gian bị tác động nặng nề từ dịch Covid-19…

Toàn cảnh buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh Long An. Ảnh: Chu Tuấn

Chiều ngày 6/1/2022, UBND tỉnh Long An đã tổ chức buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, hoạt động sản xuất công nghiệp và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh có xu hướng phục hồi nhanh và đạt được nhiều kết quả rất khả quan. Thể hiện rõ nhất là chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ có mức tăng tích cực qua từng tháng; tốc độ tăng trưởng ngành Công nghiệp năm 2022 tăng 11,15% so với cùng kỳ.

Cụ thể: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2022 ước tăng 9,32% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,48%; công nghiệp điện tăng 7,15% và công nghiệp cung cấp nước, xử lý chất thải tăng 5,44%. Số lượng các nhóm ngành sản phẩm công nghiệp năm 2022 là 65 nhóm; trong đó 45/60 nhóm sản phẩm có sản lượng tăng so với cùng kỳ và 20/65 nhóm sản phẩm có sản lượng giảm so cùng kỳ.

Về đầu tư công, UBND tỉnh đã thường xuyên đôn đốc các chủ đầu tư triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022 đạt kế hoạch; chỉ đạo các chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công và thực hiện thủ tục giải ngân, không để dồn vào những tháng cuối năm; tỷ lệ giải ngân 11 tháng đầu năm 2022 đạt khá, cao hơn cùng kỳ.

Tổng vốn năm 2022 UBND tỉnh đã giao đến nay là 8.829,854 tỷ đồng. Đến ngày 28/12/2022 khối lượng thực hiện 8.206,048 tỷ đồng, đạt 92,94% kế hoạch; giá trị giải ngân 7.333,76 tỷ đồng, đạt 83,06% kế hoạch…

Về thu hút đầu tư, tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ về xúc tiến đầu tư theo Quyết định số 1818/QĐ-UBND ngày 3/3/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 của tỉnh Long An; tổ chức ra mắt KOCHAM Long An và tọa đàm xúc tiến đầu tư, thương mại với doanh nghiệp Hàn Quốc; đối thoại với doanh nghiệp Nhật Bản và thành lập Chi hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An…

UBND tỉnh cũng cho biết, từ đầu năm 2022, toàn tỉnh đã thành lập mới 1.761 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký 23.311 tỷ đồng, tăng 22% về số doanh nghiệp và giảm 29% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ; đã giải thể 324 doanh nghiệp, tăng 56%; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh 490 doanh nghiệp, tăng 65%; số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 283 doanh nghiệp, tăng 12% so với cùng kỳ%; đến nay trên địa bàn tỉnh có 15.329 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với tổng vốn đăng ký 363.919 tỷ đồng.

Cấp mới được 94 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký mới 23.920,93 tỷ đồng; so với cùng kỳ giảm 30 dự án, về vốn tăng 11.590,32 tỷ đồng; đến nay, trên địa bàn tỉnh có 2.170 dự án với số vốn đăng ký 218.241,1 tỷ đồng. Số hộ đăng ký kinh doanh trong 12 tháng là 646 hộ, giảm 45% so với cùng kỳ; tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh là 72.952 hộ kinh doanh.

Về đầu tư nước ngoài, từ đầu năm, cấp mới 59 dự án, vốn đầu tư cấp mới 434,01 triệu USD; so với cùng kỳ thì về số dự án mới tăng 10 dự án, về vốn giảm 2.927,8 triệu USD. Điều chỉnh vốn cho 67 dự án với vốn đầu tư tăng 297,84 triệu USD; so với cùng kỳ điều chỉnh vốn tăng 20 dự án, về vốn tăng 166,77 triệu USD. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.159 dự án, vốn 10.084,41 triệu USD; trong đó có 588 dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 3.624 triệu USD…

Đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, UBND tỉnh thông tin, trong năm 2022, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn cùng kỳ năm trước. Giá cả vật tư đầu vào, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giá xăng dầu tăng cao làm cho chi phí sản xuất tăng, dẫn đến lợi nhuận thu được của người nông dân thấp. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giá cả nông sản đầu ra không ổn định, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, đặt biệt là quả thanh long, diện tích trồng ngày càng thu hẹp, người dân ít đầu tư, chăm sóc, do đó sản lượng thanh long đến nay giảm đến 21,2% so với cùng kỳ. Điểm sáng trong lĩnh vực này là ở ngành nuôi trồng thủy sản, khi sản lượng cá tra thương phẩm tăng 15,7%, nuôi tôm thẻ tăng 26,4%...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bình Định khởi sắc du lịch làng nghề

Bình Định khởi sắc du lịch làng nghề

(Thanh tra) - Đề án “Thí điểm phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025” tại 4 làng nghề truyền thống tiêu biểu của tỉnh Bình Định do Sở Du lịch tỉnh thực hiện, bước đầu đạt được những kết quả nổi bật đáng ghi nhận.

N. Phê - L. Bình

06:00 31/10/2024
Từ việc xuất hiện sàn thương mại điện tử Temu, bãi bỏ Quyết định số 78 là cần thiết

Từ việc xuất hiện sàn thương mại điện tử Temu, bãi bỏ Quyết định số 78 là cần thiết

(Thanh tra) - Sàn thương mại điện tử Temu xuất hiện tại Việt Nam với các chương trình quảng bá rầm rộ, đã tạo ra sự chú ý lớn khi thu hút đông đảo người dùng. Tuy nhiên, theo Bộ Công thương, hiện tại, Temu vẫn chưa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, vì thế, những tranh chấp phát sinh (nếu có) giữa người dùng tại Việt Nam và người bán có thể sẽ không được pháp luật Việt Nam bảo vệ đầy đủ.

Hoàng Nam

16:40 30/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm