1,5% số xã cơ bản đã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn giai đoạn 2010 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định ngày 4/6/2010. Sau 6 tháng triển khai Chương trình, đã hoàn thành việc thành lập bộ máy tổ chức ở Trung ương và Bộ, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện, triển khai phát động cuộc vận động trong toàn quốc… Tính đến hết năm 2010, theo tổng hợp báo cáo của 50/63 tỉnh, thành phố, hầu hết các tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, riêng tỉnh An Giang còn thành lập thêm “đội đặc nhiệm”. 34 tỉnh đã thành lập xong Ban Chỉ đạo ở các huyện; 20 tỉnh đã xong việc lập Ban Quản lý cấp xã. 100% số tỉnh đã triển khai đánh giá thực trạng nông thôn mới, trong đó 28 tỉnh đã hoàn thành. Theo đánh giá, đã có 85 xã (1,5%) cơ bản đã đạt 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (NTM).Tuy nhiên, ông Hồ Xuân Hùng cũng cho biết, kết quả thực hiện năm 2010 còn khá nhiều tồn tại. Các tỉnh tuy đã thành lập xong bộ máy chỉ đạo ở các cấp, nhưng đa số còn chậm và lúng túng trong triển khai chương trình. Công tác tuyên truyền trong nhân dân, tập huấn cho đội ngũ cán bộ vận hành chương trình còn rất hạn chế. Do đó, đa số người dân và cả cán bộ cơ sở còn chưa hiểu đầy đủ về xây dựng NTM. Việc rà soát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí nhiều nơi còn chưa chính xác, chưa phản ánh được đầy đủ và toàn diện về thực trạng nông thôn. Việc xây dựng kế hoạch của các địa phương, triển khai quy hoạch cấp xã còn lúng túng, vốn bố trí cho chương trình còn chậm và thấp…2011: Tập trung triển khai cuộc vận động xây dựng NTM Mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Đến năm 2015 nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp 1,8 - 2 lần so với hiện tại. Đến năm 2020, xây dựng trên 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; cơ bản xây dựng xong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo chuẩn nông thôn mới; Không có điểm gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường. Xác định xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng cơ bản, lâu dài, nhiệm vụ trước mắt của năm 2011 là tập trung triển khai cuộc vận động xây dựng NTM gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong năm nay, Ban chỉ đạo chương trình sẽ tập trung vào việc tập huấn đào tạo đội ngũ cán bộ chỉ đạo và vận hành chương trình; vận động, tuyên truyền sâu, rộng trong cư dân nông thôn để người dân hiểu và tự giác tham gia vào công cuộc xây dựng NTM. Các địa phương sẽ tập trung hoàn thiện bộ máy tổ chức triển khai chương trình, xây dựng các văn bản triển khai chương trình phù hợp với điều kiện của từng địa phương, hoàn thiện quy hoạch xây dựng NTM… Các xã điểm triển khai một số nội dung của Chương trình như: Hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế, giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch… Song song với công tác tuyên truyền, Ban chỉ đạo sẽ chọn lọc, triển khai trước một số nội dung trọng yếu của chương trình như: Đầu tư để hoàn thiện sớm các công trình trạm y tế, trường học, giao thông, điện, thủy lợi… Lựa chọn 2 đến 3 sản phẩm, nghề là thế mạnh của các xã để tập trung chuyển đổi cơ cấu, hình thành sản xuất hàng hóa... Cần sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thứcĐược biết, theo kế hoạch thực hiện chương trình năm 2011, vốn thực hiện chương trình năm 2011 đã lên tới khoảng 31.400 tỷ đồng. Với phương châm của chương trình chủ yếu dựa vào nội lực cộng đồng địa phương, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần trực tiếp, nhiều người lo ngại tới bài toán huy động vốn của địa phương. Tuy nhiên, theo ông Hồ Xuân Hùng, Chính phủ đã quy định rất rõ hỗ trợ những khoản cơ bản và cần thiết: Công tác quy hoạch, đào tạo chuyển nghề, vốn cho một số chương trình cơ sở hạ tầng… đã được bố trí từ nhiều năm nay. Điều quan trọng là phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cả cán bộ và người dân. Ông Hồ Xuân Hùng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó Trưởng ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM Công tác đào tạo là một mắt xích trọng yếu trong công cuộc xây dựng NTM, đào tạo cho cán bộ làm chương trình, nông dân làm nông nghiệp, đào tạo nông dân chuyển nghề… Đào tạo nông dân làm lại nông nghiệp, không chỉ cần đào tạo kỹ thuật, mà còn cần kiến thức về kinh doanh, maketting… điều này cần sự thay đổi rất lớn trong ý thức của người nông dân.Chuyển dịch lao động khỏi hoạt động nông nghiệp là một nội dung quan trọng, cũng là mục tiêu khó khăn của xây dựng NTM. Trong 25 năm qua, nước ta chỉ chuyển dịch được 20% lao động khỏi nông nghiệp, trong 20 năm tới cần chuyển được 20%. Đào tạo nông dân chuyển nghề vẫn luôn là một bài toán khó. Đã có không ít bài học về đào tạo chỉ để có trường, có lớp, có chứng chỉ. Để người dân thực sự “có nghề”, đào tạo chuyển nghề cần gắn với doanh nghiệp, làng nghề, với những người có tay nghề truyền thống. Bên cạnh đó, song song với công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần duy trì và phát triển các làng nghề truyền thốngĐể thực hiện mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản là nước công nghiệp thì trước hết cần xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, nông thôn hiện đại. Phát triển hiện đại nhưng vẫn cần gìn giữ văn hóa nông thôn. Quá trình đô thị hóa có thể đảo lộn nông thôn. Việc hút lao động, đặc biệt là lao động trẻ ở lại xây dựng nông thôn mới rất cần chính sách đầy đủ và sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức.