Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 03/03/2011 - 12:20
(Thanh tra)- Thu hút vốn đầu trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là kênh quan trọng nhằm góp phần tạo thêm vốn, tạo việc làm, đổi mới công nghệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Song, chính sách ưu đãi đầu tư cũng đã bộc lộ những bất cập, nhất là thu hút đầu tư vào các lĩnh vực không phải là ưu thế của Việt Nam, khó mang lại hiệu quả mong muốn.
Nhận diện ưu đãi đầu tư
Phân tích những khiếm khuyết của việc thu hút đầu tư FDI, các chuyên gia kinh tế cho rằng: Những năm đầu mở cửa, việc dùng ưu đãi để thu hút vốn FDI là cần thiết, bởi chúng ta đang rất cần vốn, cần việc làm, mong muốn đổi mới công nghệ… Song, chính sách đưa ra có quá nhiều sơ hở, khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài tận dụng cơ hội hưởng lợi lớn, nhưng hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại thấp và nhiều hệ lụy khác đang phải khắc phục. Thí dụ, chính sách cho công nghiệp ô tô đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) FDI hưởng lợi rất lớn gần 20 năm nay, do được ưu đãi, bảo hộ. Nhưng đến nay, ngành này gần như “phá sản” mục tiêu nội địa hóa và giá ô tô lắp ráp ở Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Theo một nghiên cứu mới đây được Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế T.Ư công bố, khoảng 0,7% GDP là chi phí Việt Nam phải bỏ ra để thực hiện các chính sách ưu đãi dành cho khu vực DN FDI. Cụ thể, mức giảm thuế thu nhập DN tuyệt đối mà các DN FDI được hưởng lên tới 10.000 tỷ đồng/năm. Tổng mức thuế thu nhập DN phải nộp của khu vực này thấp hơn khu vực DN tư nhân trong nước (khoảng 8,1% tổng doanh thu năm 2008 so với 17,28%). Có gần 72% dự án (D.A) FDI đang được hưởng ít nhất một dạng khuyến khích nào đó. Trong khi đó, phần lớn các DN FDI tại Việt Nam (94%) là các công ty con thế hệ thứ hai trở lên và không có giấy phép sở hữu công nghệ độc lập. Điều này hạn chế cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại của các công ty Việt Nam và phần nào lý giải hành vi chuyển giá, trốn thuế của các DN FDI tại Việt Nam.
Chuyển hướng để tận dụng cơ hội mới
Để tận dụng được lợi thế cạnh tranh, những lĩnh vực có tiềm năng lợi thế còn lớn, nhất là hiện nay Việt Nam đang thực hiện lộ trình giảm thuế theo cam kết WTO, các DN FDI đang có xu hướng chuyển từ đầu tư sản xuất sang thương mại. Biểu hiện rõ nhất trong việc chuyển từ sản xuất sang thương mại là nhóm các DN điện tử và ô tô.
Cuối năm 2008, SONY - tập đoàn điện tử đa quốc gia đầu tiên vào Việt Nam đã công bố đóng cửa nhà máy sau 16 năm hoạt động, chuyển sang kinh doanh thương mại để đón đầu quyền nhập khẩu 100% cho DN FDI theo cam kết Việt Nam gia nhập WTO. Toyota Việt Nam, sau khi thành công trong việc nhập khẩu và phân phối mẫu xe đắt tiền Land Cruiser, đang dự tính nhập thêm mẫu sedan (dòng xe du lịch) hạng trung Yari về bán. Ford Việt Nam công bố sẽ nhập dòng xe Fiesta từ Thái Lan để bán ở Việt Nam trong tháng 11/2011. Còn, Honda Việt Nam cũng quyết định nhập khẩu, phân phối dòng xe hạng sang Honda Accord 2011…
Xu hướng này sẽ không dừng lại ở vài sản phẩm đơn lẻ, mà trở nên phổ biến khi thuế nhập khẩu ngày càng giảm sâu. Theo lộ trình CEPTA/AFTA, đến năm 2018 thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ bằng 0%. Với tình trạng DN FDI nhập khẩu ô tô về bán, khả năng hình thành ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong thời gian tới là rất mong manh, khi mà hiện tại nội địa hóa sản xuất trong nước chưa vượt quá 15%.
Đây là cảnh báo về xu hướng DN FDI chuyển từ sản xuất sang thương mại, sau khi đã hưởng lợi đủ từ các chính sách ưu đãi cho sản xuất. Xu hướng này càng thêm rõ nét: Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu của các DN FDI ở Việt Nam tăng 40%, trong khi nhập khẩu của DN trong nước chỉ tăng 20%; hiện, đã có 525 D.A FDI đầu tư vào mua bán hàng hóa trình hồ sơ xin cấp phép.
Cần khuyến khích cả nhà đầu tư trong nước
Để khắc phục được những gánh nặng đang gia tăng, gây bất lợi cho nền kinh tế nước ta như: Lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại, nhập siêu, bội chi ngân sách… nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, thực hiện được mục tiêu chiến lược giai đọan tới đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, việc tái cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư đang là vấn đề bức thiết đặt ra. Vì vậy, việc thay đổi cách tiếp cận khi xây dựng chính sách thu hút đầu tư vào các lĩnh vực không phải ưu thế của Việt Nam có vai trò cực kỳ quan trọng. Mặt khác, xu thế hiện nay, sự thay đổi của dòng vốn FDI thế giới theo hướng phát triển công nghệ ít phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường sống và tăng hiệu quả đầu tư… cũng là điều đáng để các nhà hoạch định chính sách lưu tâm.
Năm nay, việc thu hút đầu tư nước ngoài được Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, hướng trọng tâm vào thu hút các D.A cơ sở hạ tầng, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch có khả năng cạnh tranh; các D.A sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; các D.A có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu… Đây cũng là định hướng cơ bản cho thu hút đầu tư các năm sau.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, ưu đãi đầu tư không chỉ dành cho các DN FDI mà cần chú ý đến cả DN trong nước, đặc biệt DN tư nhân, vì đây là lực lượng đang đóng góp cho ngân sách quốc gia, tạo việc làm cho người lao động rất có hiệu quả nhưng lại chưa được quan tâm ưu đãi đứng mức. Vì vậy, nếu chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam không chuyển kịp một cách đồng bộ, bao gồm cả khuyến khích DN trong nước, tháo gỡ nút thắt hạ tầng kỹ thuật, hướng vào chọn nhà đầu tư cụ thể thay vì chọn quốc gia… thì vốn FDI đến Việt Nam vẫn chỉ là cơ hội cho các nhà đầu tư tranh thủ kiếm lợi nhuận, vì sự yếu kém về năng lực quản lý của chính chúng ta.
Trần Danh Thái
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Hải Hà
22:38 12/12/2024(Thanh tra) - Không những hỗ trợ giao dịch tài chính - ngân hàng, VietinBank iPay Mobile còn mang tới nhiều trải nghiệm thanh toán số “all-in-one” từ A-Z, cùng với nhiều ưu đãi và quà thưởng vô cùng hấp dẫn dịp cuối năm, nổi bật nhất là cơ hội sở hữu iPhone 16.
Theo VietinBank
21:25 12/12/2024Theo VietinBank
21:23 12/12/2024Thu Hương
21:23 12/12/2024Hồng Vân
21:08 12/12/2024TC
20:44 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC