Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản: Triển vọng xa, khó khăn gần

Thứ ba, 14/06/2011 - 08:28

(Thanh tra)- Theo định hướng chiến lược về phát triển ngành thuỷ sản của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong những năm tới đây, sản xuất và xuất khẩu (XK) thuỷ sản sẽ có nhiều triển vọng, mỗi năm kim ngạch XK có thể mang về cho đất nước tới cả chục tỷ USD. Thế nhưng, trước mắt, những diễn biến về biến động đột ngột của giá nguyên liệu ở nhiều thời điểm, cũng như sự giảm giá của mặt hàng này trên thị trường XK… đang làm gia tăng sự bất ổn nội tại.

Nghịch lý xuất khẩu
     
Nghiên cứu mới đây của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) đã nhận định, Việt Nam là 1 trong số 20 nước dẫn đầu về thủy sản, đứng thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản và đứng thứ 8 về XK các sản phẩm thủy sản.

Theo Bộ NN&PTNN trong nhiều năm tới, mặt hàng tôm sú và tôm chân trắng là đối tượng nuôi chủ lực của Việt Nam, với giá trị XK hơn 2 tỷ USD/năm. Ngoài ra, tôm hùm, tôm nương, tôm càng nước ngọt, cua, ghẹ cũng có tiềm năng đóng góp cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và XK. Trong các sản phẩm thủy sản XK, cá tra đứng ở vị trí thứ 2 với gần 1,5 tỷ USD/năm. Tiềm năng phát triển của cá tra đối với nội địa và XK được xác định cũng không thua kém các sản phẩm tôm.
    
Năm 2011, Bộ NN&PTNN đã đề ra chỉ tiêu XK thủy sản 5,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2010. Theo đánh giá của Hiệp hội XK và Chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP), đây là con số có nhiều khả năng thực hiện được, do năm 2011 có nhiều yếu tố thuận lợi hỗ trợ XK thủy sản, như tỷ giá và nhu cầu tăng. 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch XK thủy sản đã mang về 2,1 tỷ USD, tăng 10% về lượng và 29,5% về giá trị. Bà Tô Thị Trường Lan, Phó Tổng Thư ký VASEP nhận định, ngành Thủy sản đã có những kết quả đáng phấn khởi khi đạt 5,3 tỷ USD kim ngạch XK trong năm 2010, tăng 18,3% so với năm 2009 và vượt chỉ tiêu đề ra khoảng 7,5%. Trong top 20 thị trường XK hàng đầu (chiếm trên 70% về kim ngạch và sản lượng) chỉ có 6 thị trường giá XK giảm không đáng kể, 14 thị trường còn lại đều tăng. Mặc dù XK tăng, nhưng lợi nhuận thu về không cao, thậm chí nhiều doanh nghiệp (DN) đang bị lỗ nặng. Nguyên nhân do giá cả nguyên liệu tăng cao và nhiều chi phí phát sinh khác như lãi suất, giá thức ăn chăn nuôi tăng, trong khi giá XK lại thấp hơn nhiều so với các nước XK ngành hàng này trên thế giới.

Cần sự hợp tác của ba nhà
     
Hiện, mặt hàng tôm XK của Việt Nam đã có mặt tại 82 thị trường, trong đó, khối lượng và giá trị XK tập trung vào 10 thị trường hàng đầu như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc…; cá tra, basa XK đến 136 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch khoảng 1,4 tỷ USD trong năm 2010 và kiểm soát đến 95% thị trường cá phi lê thịt trắng trên thế giới. Thế nhưng, giá bán các sản phẩm này luôn thấp hơn giá bán cùng loại của các nước làm giảm lợi nhuận đáng kể. Cụ thể, dù nổi tiếng về lợi thế sản phẩm cá tra, nhưng tính ra 1kg cá phi lê của DN Việt Nam chỉ bán được 2,5 USD, trong khi sản phẩm cùng loại của các DN Đức bán với giá 9 euro/kg…

Nguyên nhân là do cung cách làm ăn của các DN Việt Nam chưa chuyên nghiệp như không bảo đảm thời gian giao hàng, không quan tâm đến năng lực thực hiện hợp đồng của DN mình… Trong khi đó, các DN lại thiếu sự liên kết, mạnh ai nấy làm, gặp khi khó khăn đua nhau hạ giá bán để cạnh tranh tiêu thụ hàng. Do quá nhiều mức giá chào bán khác nhau với cùng một loại sản phẩm nên khó thiết lập một mức giá chính xác, khiến các mặt hàng này rơi vào “bẫy giá thấp”, tức giá bán có sự dịch chuyển từ mức cao về mức thấp. Sự bất ổn nội tại đó đã dẫn đến hiện tượng nông dân bỏ ao khi giá thấp, kéo theo tình trạng nhà máy thiếu nguyên liệu vào cuối năm 2010 và đến đầu 2011 trở nên trầm trọng, dù giá thu mua tăng cao (điển hình như cá tra lên đến 28.000 đồng/kg vẫn khó mua).

Cũng do không có sự liên kết chặt chẽ giữa người nuôi và nhà chế biến nên nguồn nguyên liệu trong nước - vốn là thế mạnh cạnh tranh về giá cho hàng thủy sản đang dần co hẹp và phải tăng cường nhập khẩu nguyên liệu từ các nước. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 3 năm gần đây, cả nước đã nhập khẩu khoảng 150.000 tấn thủy sản các loại/năm, trong đó nguyên liệu thủy sản đông lạnh để chế biến tái XK chiếm 96%. Giá mua, thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển khiến giá thành sản phẩm làm từ nguyên liệu nhập khẩu luôn cao hơn sản phẩm chế biến từ nguồn nguyên liệu trong nước.

Đáng nói là, nhiều hộ nông dân từ năm ngoái đến nay, đã phải chịu lỗ nặng do giá con giống và thức ăn chăn nuôi tăng cao. Đặc biệt, tình trạng tôm nuôi bị chết hàng loạt đang diễn ra ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, báo động sự thua lỗ lớn của hộ nuôi và tình trạng khan hiếm nguyên liệu chế biến XK thêm trầm trọng.

Chính vì vậy, lúc này cần huy động nguồn lực cộng đồng DN thủy sản và liên kết chặt chẽ 3 nhà: Nhà nước - DN - Nông dân để tổ chức lại sản xuất, khắc phục những bất ổn nội tại, tạo sự phát triển một cách căn cơ, hiệu quả.

Hà Lê

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

Hải Hà

22:38 12/12/2024
Bật mí ứng dụng "vạn tính năng", dùng càng nhiều "lãi" cả iPhone 16

Bật mí ứng dụng "vạn tính năng", dùng càng nhiều "lãi" cả iPhone 16

(Thanh tra) - Không những hỗ trợ giao dịch tài chính - ngân hàng, VietinBank iPay Mobile còn mang tới nhiều trải nghiệm thanh toán số “all-in-one” từ A-Z, cùng với nhiều ưu đãi và quà thưởng vô cùng hấp dẫn dịp cuối năm, nổi bật nhất là cơ hội sở hữu iPhone 16.

Theo VietinBank

21:25 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm