Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 27/01/2011 - 22:52
(Thanh tra)- Khi hoạt động môi giới chỉ mang lại mức sinh lời thấp, các Cty chứng khoán (CTCK) đã bắt tay huy động vốn lãi suất cao vượt trần lãi suất tiền gửi 14%/năm của các ngân hàng (NH) thương mại (TM).
Việc huy động này được lách luật ở dạng “hợp đồng góp vốn kinh doanh”, hoặc “hợp đồng hợp tác kinh doanh”, nhưng thực chất là một loại hình tín dụng huy động và cho vay nằm ngoài sự kiểm soát của NH Nhà nước (NN) có thể dẫn đến nhiều rủi ro cho nhà đầu tư (NĐT).
Tiền huy động đổ vào đâu?
Đầu năm 2011, CTCK Thăng Long (TLS) công bố chương trình tăng lãi suất dịch vụ tiền gửi “hợp tác kinh doanh chứng khoán” lên 17,15%/năm với những hợp đồng trị giá 5 tỷ đồng trở lên. Đồng thời gia tăng hạn mức, chỉ ký hợp đồng hợp tác với NĐT gửi từ 500 triệu đồng trở lên. Thực ra, dịch vụ tiền gửi “hợp tác kinh doanh chứng khoán” được TLS đưa ra hồi đầu tháng 11/2010 với lãi suất trả cho NĐT lên tới 18%/năm, nhưng chỉ sau đó 1 tháng giảm xuống 16,5%/năm. Tiếp theo đó, nhiều CTCK khác nâng mức huy động tiền gửi từ 16 - 16,5% được triển khai dưới dạng các dịch vụ tài chính ủy thác vốn, góp vốn đầu tư… Với loại hợp đồng này, NĐT không cần theo dõi, phân tích thị trường, mà trực tiếp giao dịch với CTCK và được hưởng lãi suất cao hơn mức quy định 14%/năm gửi tiết kiệm tại NH.
Nhiều chuyên gia cho rằng, không loại trừ các CTCK huy động vốn qua các hợp đồng hợp tác kinh doanh chứng khoán này đang “chảy” về NH, để trở thành các khoản cho vay với lãi suất ngoài tầm kiểm soát. Hơn nữa, hiện nay các NHTM đang bị rào cản trần lãi suất 14%/năm, có thể thông qua CTCK để vay mượn vốn của dân cư mà không bị NHNN thanh tra. Nhưng vì không có chức năng huy động vốn nên CTCK mới lách ở dạng “hợp đồng góp vốn kinh doanh” hoặc hợp “hợp đồng hợp tác kinh doanh”. Tuy nhiên, mục tiêu huy động cho NH có thể có nhưng không phổ biến, vì các NHTM khó có thể huy động từ CTCK lãi suất vượt trần trong bối cảnh NHNN đang kiểm soát chặt chẽ như hiện nay. NĐT gửi tiền ủy thác thông qua “hợp đồng hợp tác đầu tư”, các CTCK sẽ dùng vốn này để bơm vốn cho NĐT khác hoặc có thể trực tiếp thực hiện đầu tư.
Nguy cơ rủi ro lớn
Theo các chuyên gia chứng khoán, về nguyên tắc dân sự, CTCK có thể thực hiện các hợp đồng góp vốn kinh doanh với khách hàng. Nếu bơm vốn cho NĐT khác vay, khi NĐT mất thanh khoản hoặc mất khả năng trả nợ, CTCK có thể thực hiện cắt lỗ bán danh mục đầu tư. Nhưng thanh khoản thị trường kém như hiện nay khó có thể cho phép CTCK quản trị rủi ro các khoản cho vay này. Nếu CTCK trực tiếp đầu tư từ nguồn vốn huy động của NĐT, nguy cơ rủi ro càng lớn. Do các CTCK không được hỗ trợ vốn từ liên NH và thị trường mở của NHNN như các NHTM.
Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc Điều hành Cty Luật NH chứng khoán đầu tư (Basio) cho rằng, CTCK là một định chế tài chính không được hoàn thiện như NH, nên sự an toàn về mặt quản trị đồng vốn không cao. Gửi tiền tại CTCK, NĐT không được quyền lợi bảo hiểm tiền gửi như gửi tiền ở NH, nên nguy cơ bị rủi ro pháp lý rất lớn. Ngoài ra, dù là “hợp đồng hợp tác kinh doanh”, bản chất vẫn là hợp đồng vay vốn giữa CTCK và NĐT, nên vẫn bị trói buộc quy định trong Bộ luật Dân sự: Không được quá 150% lãi suất cơ bản của NHNN. Nếu chẳng may xảy ra rủi ro, CTCK có thể không trả lãi theo mức mà họ cam kết trong hợp đồng, có thể bị tòa án tuyên vô hiệu khi xác định đúng bản chất.
Thực tế để mở rộng thị phần, các CTCK buộc phải đẩy mạnh dịch vụ đòn bẩy tài chính. Nhưng việc kiếm vốn từ NH để thực hiện nghiệp vụ này không dễ, vì các NHTM đã hạn chế cho vay vào lĩnh vực kinh doanh chứng khoán do hệ số rủi ro theo quy định đến 250%. Đó là lý do các CTCK dùng các thủ thuật này. Tuy nhiên, tác động của nó không phải là sự kích thích thực hiện vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán (do đây không phải kênh dẫn vốn chính danh và thiết yếu cho thị trường), mà bản chất là dòng vốn vay ngắn hạn cho một thị trường đầu tư dài hạn. Vì vậy, nguy cơ rủi ro có thể xảy ra khi thị trường chứng khoán sụt giảm bất ngờ, dẫn đến khả năng mất vốn, CTCK gặp khó khăn trong việc hoàn trả vốn cho NĐT. Để ngăn chặn tình trạng này, trước tiên không cho các CTCK thực hiện hỗ trợ tín dụng cho NĐT, nếu hỗ trợ tín dụng phải qua NH.
Hà Thanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Hải Hà
22:38 12/12/2024(Thanh tra) - Không những hỗ trợ giao dịch tài chính - ngân hàng, VietinBank iPay Mobile còn mang tới nhiều trải nghiệm thanh toán số “all-in-one” từ A-Z, cùng với nhiều ưu đãi và quà thưởng vô cùng hấp dẫn dịp cuối năm, nổi bật nhất là cơ hội sở hữu iPhone 16.
Theo VietinBank
21:25 12/12/2024Theo VietinBank
21:23 12/12/2024Thu Hương
21:23 12/12/2024Hồng Vân
21:08 12/12/2024TC
20:44 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC