Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 30/10/2011 - 07:27
(Thanh tra) - Cả nước hiện vẫn còn khoảng 7 triệu người làm công ăn lương tại khu vực đô thị có nhu cầu thuê, mua nhà ở xã hội với tổng diện tích lên tới 150 triệu m2, tương đương nguồn vốn đầu tư tới 300.000 - 400.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy, nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn. Quỹ tiết kiệm nhà ở sẽ là cầu nối giúp cho dân nghèo, những người có thu nhập thấp tăng cơ hội được mua nhà.
Việc xây dựng Quỹ tiết kiệm nhà ở như vậy là vô cùng cần thiết, nhằm tạo thêm cơ hội có nhà ở cho số đông người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời góp phần lành mạnh hoá thị trường tài chính bất động sản (BĐS).
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đang lập đề án Quỹ tiết kiệm nhà ở, và đề án này đang trong quá trình xây dựng...
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, trước thực tế cung nhà ở còn chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là đối với người thu nhập thấp, Bộ Xây dựng đã đưa ra giải pháp lập Quỹ tiết kiệm nhà ở như hình thức bảo hiểm xã hội. Quỹ tiết kiệm nhà ở sẽ do người lao động đóng góp tự nguyện, trích 1% lương hàng tháng và hưởng lãi suất 3 - 5%/năm.
Sau khi hình thành, Quỹ sẽ được ưu tiên cho cho người dân vay tiền mua nhà ở, và dành một phần nhất định ưu tiên cho các doanh nghiệp (DN) xây dựng tham gia chương trình phát triển nhà ở xã hội.
Hiện đề án này đang có những phản biện cần quan tâm: Trong nhiều năm qua chưa thấy ai lo được nhà ở bằng tiền lương; tiền lương vốn đã không theo kịp mặt bằng giá cả tiêu dùng, nay lại trích ra một vài phần trăm hàng tháng để dành cho tương lai, đương nhiên mọi người phải tính toán; và không phải người đang làm công ăn lương ai cũng có nhu cầu về nhà ở như ước tính.
Do đó, việc xây dựng Quỹ tiết kiệm nhà ở không thể làm theo cách bắt buộc mọi người làm công ăn lương cùng tham gia. Mặt khác, người làm công ăn lương trong từng DN, tổ chức là có hoàn cảnh khác nhau, thu nhập hàng tháng của từng người, từng gia đình cũng không như nhau…
Đã có ý kiến cho là nên lập đề án về Quỹ tiết kiệm nhà ở theo mô hình phi lợi nhuận với mức đóng góp tự nguyện. Tuy nhiên, việc này cũng không đơn giản. Bởi, sự tự nguyện chỉ thu hút được số đông khi họ có điều kiện.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, giải pháp lập Quỹ tiết kiệm nhà ở đã được nhiều nước như Hàn Quốc, Singapore... áp dụng hiệu quả. Quỹ này có cơ quan quản lý, tổ chức sử dụng. Số tiền này sẽ cho những người thu nhập thấp vay mua nhà với lãi suất chỉ bằng 1/4 - 1/5 so với vay của ngân hàng thương mại. Ở một số nước, người tham gia Quỹ tiết kiệm nhà ở phải nộp vào quỹ 7%/tháng. Khi người đóng góp nghỉ hưu, nếu không có nhu cầu mua nhà, sẽ được rút về cộng với một ít lãi suất mang tính hỗ trợ trượt giá.
Theo tính toán của Bộ Xây dựng, từ 9 triệu lao động đang hưởng lương, với 1% đóng góp hàng tháng, Quỹ có thể huy động được khoảng 10.000 tỷ đồng/năm. Nhưng, để làm được như vậy, Quỹ tiết kiệm nhà ở cần phải triển khai bắt buộc. Cần áp dụng cho tất cả những người đi làm, không kể công chức hay người làm trong các Công ty nước ngoài, tư nhân...
Ngoài huy động ở công chức Nhà nước với tỷ lệ phần trăm lương bắt buộc, còn huy động ở người dân (tất nhiên không theo tỷ lệ lương), huy động bằng trái phiếu (người dân, DN khi tham gia bất kỳ một hoạt động giao dịch mua bán BĐS nào đều phải mua trái phiếu)... Bộ Xây dựng cũng đang nghiên cứu để chọn các phương án áp dụng vào thực tiễn của Việt Nam cho phù hợp và hiệu quả.
“Tôi nghĩ con số này không đáng là bao, nếu một người đi làm với mức lương khoảng 3 - 5 triệu/tháng thì chỉ phải nộp 30 - 50 nghìn đồng vào Quỹ tiết kiệm”, ông Nam khẳng định.
Cũng có ý kiến cho rằng, cần có quy định về việc các DN xây dựng - kinh doanh (XD - KD) BĐS phải đóng góp vào Quỹ. Cho Quỹ này vay với lãi suất thấp nhưng sẽ không thiệt thòi, vì người được vay ưu đãi sẽ tiêu thụ nhà ở của chính DN này. Và chỉ khi tham gia đóng góp, lúc cần vốn các DN này mới được Quỹ tiết kiệm nhà ở hỗ trợ.
Trong điều kiện ngân hàng đang phải giảm dần tỷ trọng dư nợ cho vay BĐS để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô như hiện nay, các DN XD - KD BĐS lại càng cần có một định chế tài chính linh hoạt. Bởi trong nhiều năm qua, nguồn tài chính cho lĩnh vực này chủ yếu thông qua ngân hàng. Ngân hàng bơm vốn cả đầu vào và đầu ra. Nhà đầu tư và giới đầu cơ thì mua đi bán lại lòng vòng. Nếu không nói là phi sản xuất, thì sản phẩm của ngành Sản xuất BĐS cho dù rất cần thiết, nhưng vẫn không đến được với người tiêu dùng đích thực, không được xã hội chấp nhận, vì giá đã bị thổi lên quá cao so với giá trị thật, càng quá xa vời so với nhu cầu có khả năng thanh toán của số đông người lao động làm công ăn lương.
Vấn đề là cần có cơ chế thích hợp để xây dựng Quỹ này một cách rõ ràng, công bằng, sau đó là quản lý sử dụng Quỹ thật minh bạch, hiệu quả. Quỹ tiết kiệm nhà ở nên được sử dụng trước hết vào các dự án nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp, các dự án phù hợp với khả năng thanh toán của số đông dân cư…, nếu không rất dễ rơi vào tình trạng “bòn nơi khố rách đãi nơi quần hồng”.
Mặc dù, các chuyên gia đánh giá cao mục tiêu tốt đẹp trong việc giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở, vẫn lo ngại Quỹ tiết kiệm nhà ở sẽ khó đi vào thực tế vì dễ nảy sinh tiêu cực. Vì vậy, Bộ Xây dựng cần phối hợp với các Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước xây dựng Quy chế quản lý Quỹ. Sau khi thông qua quy chế, sẽ công bố rộng rãi để nâng cao tính minh bạch và hiệu quả giám sát sử dụng.
Thụy Vy
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Hải Hà
22:38 12/12/2024(Thanh tra) - Không những hỗ trợ giao dịch tài chính - ngân hàng, VietinBank iPay Mobile còn mang tới nhiều trải nghiệm thanh toán số “all-in-one” từ A-Z, cùng với nhiều ưu đãi và quà thưởng vô cùng hấp dẫn dịp cuối năm, nổi bật nhất là cơ hội sở hữu iPhone 16.
Theo VietinBank
21:25 12/12/2024Theo VietinBank
21:23 12/12/2024Thu Hương
21:23 12/12/2024Hồng Vân
21:08 12/12/2024TC
20:44 12/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải