Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 28/08/2011 - 21:12
Mặc dù đã có 9 năm phát triển nhưng đến thời điểm này, hầu hết các khu kinh tế biển của Việt Nam vẫn chuyển động ì ạch với tỷ lệ lấp đầy chỉ đạt 4% và đóng góp vào ngân sách mới vẫn chủ yếu từ nguồn thu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất- khu kinh tế Dung Quất.
Cảng số 1, Khu kinh tế Dung Quất. (Ảnh: Thanh Long/TTXVN)
“Bài toán” phát triển khu kinh tế biển Việt Nam nhằm tạo động lực phát triển vùng và địa phương xem ra vẫn chưa có “lời giải” hữu hiệu!
Hiệu ứng “phong trào”
Báo cáo tại Hội thảo cơ chế chính sách phát triển khu kinh tế ven biển Việt Nam ngày 27/8, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch Đầu tư Vũ Đại Thắng cho biết, sau 9 năm xây dựng và phát triển, hiện cả nước có 15 khu kinh tế ven biển thu hút được khoảng 130 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 25 tỷ USD và khoảng 650 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 537.000 tỷ đồng. Theo quy hoạch, 15 khu kinh tế “chiếm” trên 662.000 ha mặt đất và mặt nước biển, bằng khảng 2% tổng diện tích của Việt Nam.
Tuy nhiên, chỉ có khu kinh tế Dung Quất có Dự án nhà máy lọc hóa dầu số 1 thể hiện rõ vai trò động lực, các khu kinh tế còn lại chưa có Dự án nào thực sự là động lực thúc đẩy sự phát triển của các khu kinh tế.
Một số khu kinh tế đã có dự án lớn như Dự án Nhà máy ô ô Trường Hải của khu kinh tế mở Chu Lai; Dự án nhà máy lọc hóa dầu số 2 khu kinh tế Nghi Sơn hoặc Khu liên hợp gang thép của Tập đoàn Formosa tại khu kinh tế Vũng Áng nhưng các dự án này hoặc chưa triển khai hoặc chưa thể hiện rõ vai trò động lực.
Thực tế cho thấy, ngay cả khu kinh tế biển đầu tiên của cả nước là Chu Lai được xây dựng từ năm 2003 nhưng đến nay mới thu hút, cấp phép được 66 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 1,7 tỷ USD, trong đó có 45 dự án đang hoạt động với tổng vốn thực hiện chỉ đạt 600 triệu USD. Đặc biệt, khu kinh tế mở Chu Lai mới chủ yếu phát triển trên “xương sống” của các doanh nghiệp nội hoạt động trong lĩnh vực như lắp ráp ô tô, sản xuất kính nổi, sản xuất soda.
Thậm chí, với khu kinh tế Dung Quất-một hình mẫu khu kinh tế được đánh giá là phát triển đồng bộ và thành công nhất tại Việt Nam. Phó Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất ông Lê Văn Dũng cũng phải thừa nhận, sự phát triển của khu kinh tế Dung Quất đang có dấu hiệu chững lại bởi mới chỉ phát triển dựa vào “xương sống” của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất mà chưa tìm được hướng phát triển mới.
Trong khi đó, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang tác động bất lợi đến thu hút vốn FDI vào Dung Quất. Một số dự án qui mô lớn như dự án thép JFE (Nhật bản), dự án đống tàu của Mitsui Shipyard, xi măng Đại Việt, ximăng Chinfon..phải tạm dừng hoặc trì hoãn. Trong hai năm 2009-2010, số lượng dự án đầu tư được cấp mới bằng số dự án phải thu hồi.
“Bầu sữa” không thể đủ
Một khu kinh tế bằng 100 khu công nghiệp về mặt diện tích nhưng chính sách đầu tư thời gian qua lại theo kiểu “dàn hàng ngang mà tiến” không có điểm nhấn nên không tận dụng được cả lợi thế địa lý, tài nguyên cũng như các lợi thế động khác.
Tiến sĩ Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch Hội khoa học kinh tế khẳng định: “Ngay bây giờ phải xem xét lại quy hoạch khu kinh tế bởi “bầu sữa” ngân sách có hạn. Từ nay đến 2020, không thể nào phát triển tất cả các khu kinh tế biển này.”
Theo nghiên cứu của Hội khoa học kinh tế, với nguồn ngân sách đầu tư cho khu kinh tế hiện nay, để khu kinh tế phát triển thông thoáng, đúng tầm thì chỉ nên phát triển khoảng 3 khu kinh tế là đủ.
Đồng quan điểm này, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Tiến sĩ Trần Đình Thiên chỉ ra, sự phát triển “phong trào” của các khu kinh tế ven biển thời gian qua đã tạo ra sự dàn trải đầu tư, phân tán nguồn lực và gây ra tình trạng cạnh tranh giành vốn quyết liệt giữa các địa phương được quy hoạch xây dựng khu kinh tế trong khi đáng ra phải tập trung cao nhất nỗ lực quốc gia cho cuộc cạnh tranh với các nền kinh tế khác nhằm thu hút vốn đầu tư quốc tế đẳng cấp cao.
Và hệ quả là, tầm nhìn phát triển khu kinh tế biển thấp, không tạo cơ sở cho sự phân công và liên kết phát triển hợp lý giữa các khu kinh tế và ít gắn với logic kết nối chuỗi giá trị toàn cầu. Theo đó, hai lực lượng “chủ công” để phát triển hiệu quả các khu kinh tế biển là lực lượng doanh nghiệp Việt Nam và nguồn nhân lực chất lượng cao lại bị thiếu hụt nghiêm trọng nhất.
Vì vậy, trong điều kiện “bầu sữa” có hạn, vấn đề cấp bách cần giải quyết ngay lúc này là phải xác định lại quan điểm phát triển, nhất là vai trò và quy mô phát triển khu kinh tế biển, ông Thiên nhấn mạnh.
Thừa nhận về những hạn chế trong đầu tư phát triển khu kinh tế thời gian qua, ông Vũ Đại Thắng cho hay, việc quy hoạch, thành lập một số khu kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển, còn mang tính cục bộ, chưa được xem xét một cách tổng thể hài hòa lợi ích quốc gia cũng như chưa thực sự phù hợp với điều kiện, tiềm năng phát triển của địa phương. Trong các khu kinh tế đã được phê duyệt, có cả một số khu kinh tế không đáp ứng được 3 tiêu chí cơ bản để phát triển hiệu quả là: Có dự án động lực, có cảng biển nước sâu và có sân bay.
Cùng với tình trạng đầu tư phân tán, việc chưa có cơ chế chính sách ưu đãi mang tính đột phá, cụ thể, nhất quán áp dụng cho phát triển khu kinh tế cũng là nguyên nhân khiến khu kinh tế phát triển chưa theo đúng mục tiêu đề ra và chưa thu hút được đầu tư nước ngoài và trong nước vào khu kinh tế sản xuất kinh doanh, nhất là các dự án có quy mô lớn và quan trọng.
Thực tế cho thấy, chính sách ưu đãi áp dụng đối với khu kinh tế mới chỉ quy định ở tầm Luật, Nghị định chuyên ngành nên chưa thực sự hình thành các cơ chế chính sách đặc thù đặc biệt, tạo môi trường đầu tư kinh doanh đặc biệt thuận lợi như mục tiêu ban đầu đề ra. Trong khi đó, việc thay đổi chính sách quá nhanh, như trong chính sách thuế khiến doanh nghiệp bị động trong đề ra chiến lược đầu tư sản xuất kinh doanh.
Phân kỳ đầu tư
Theo ông Trần Đình Thiên, “khu kinh tế sinh ra để tham dự cuộc chơi toàn cầu, là điểm cạnh tranh quốc tế và là điểm kết nối phát triển vùng-quốc gia với thế giới chứ không phải của riêng địa phương.” Vì vậy, cùng với mấu chốt quan trọng là thể chế chính sách minh bạch, phù hợp, việc phát triển khu kinh tế trong thời gian tới chỉ nên tập trung cho 4 khu kinh tế biển quy mô lớn gắn với 4 vùng kinh tế trọng điểm.
Đây chính là 4 cửa mở quốc tế, 4 tọa độ kết nối phát triển vùng, là điều kiện tiền đề cho sự bùng nổ và lan tỏa phát triển vùng. Đặc biệt, về cấp độ thể chế, đây phải là 4 đặc khu kinh tế. Với những tiêu chí này, “bầu sữa” ngân sách nên tập trung cho 4 khu kinh tế biển gồm: khu kinh tế Hải Phòng; khu kinh tế Đà Nẵng-Lăng Cô-Chân mây; khu kinh tế tự do Vũng Tàu và đặc khu kinh tế Phú Quốc.
Là một trong số doanh nghiệp đầu tiên tiên phong đầu tư tại khu kinh tế mở Chu Lai, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần ôtô Trường Hải, ông Trần Bá Dương cho biết, ngoại trừ khu kinh tế Dung Quất, còn các khu kinh tế khác chưa được đầu tư hoặc không được đầu tư như quy định.
Vì vậy, sự phát triển của các khu kinh tế biển phải được định hướng lại trên cơ sở phân biệt rõ sự khác biệt giữa khu kinh tế biển và khu công nghiệp để thu hút đúng nhà đầu tư. khu kinh tế biển phải có các ngành cốt lõi nhằm tạo ra những “quả đấm thép.” Nếu cứ dồn tất cả các nhà đầu tư cần đất vào khu kinh tế thì sẽ không tạo ra được giá trị gia tăng cần thiết. ông Dương nhấn mạnh.
Ông Dương đề xuất tạo cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù nhằm thu hút doanh nghiệp chủ động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu kinh tế biển, phát triển dịch vụ giao nhận kho vận (logistic) và chủ động đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực nội bộ và nguồn nhân lực cho khu kinh tế biển giống như mô hình Trường Hải đang triển khai khá hiệu quả.
Hiện Trường Hải cũng đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam giao làm chủ đầu tư cảng biển ở khu kinh tế Chu Lai để hình thành mạng dịch vụ vận chuyển hoàn thiện phục vụ cho lợi ích của chính doanh nghiệp và tạo ra sự “ưu đãi” thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh ở khu kinh tế Chu Lai.
Kết luận hội thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể trên cơ sở tham vấn các chuyên gia trong nước và quốc tế để có cơ sở rà soát lại các khu kinh tế biển; xác định lại mục tiêu, mục đích của các khu kinh tế; từ đó xây dựng Chiến lược phát triển cho từng khu kinh tế được chọn ra.
Việc phát triển khu kinh tế biển sẽ theo tiêu chí phân kỳ đầu tư. Theo đó, một số khu kinh tế biển có khả năng tạo đột phá sẽ được tập trung đầu tư, một số khu kinh tế biển phát triển không hiệu quả có thể bị đề xuất rút giấy phép, ông Vinh nhấn mạnh.
(Theo Vietnam+)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Hải Hà
22:38 12/12/2024(Thanh tra) - Không những hỗ trợ giao dịch tài chính - ngân hàng, VietinBank iPay Mobile còn mang tới nhiều trải nghiệm thanh toán số “all-in-one” từ A-Z, cùng với nhiều ưu đãi và quà thưởng vô cùng hấp dẫn dịp cuối năm, nổi bật nhất là cơ hội sở hữu iPhone 16.
Theo VietinBank
21:25 12/12/2024Theo VietinBank
21:23 12/12/2024Thu Hương
21:23 12/12/2024Hồng Vân
21:08 12/12/2024TC
20:44 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC