Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Niềm tin ấm áp trong giá rét đón Xuân

Thứ tư, 01/02/2012 - 19:00

(Thanh tra) - Do tác động từ ảnh hưởng chung của thị trường tiền tệ thế giới, đến những khó khăn của nội tại nền kinh tế, dòng vốn từ chứng khoán đổ vào nền kinh tế có những động thái chưa như ý muốn. Nhận định của các chuyên gia kinh tế về những tín hiệu lạc quan cho dòng vốn này đang mang đến niềm tin ấm áp trong những ngày giá rét đón Xuân.

Niềm tin của nhà đầu tư, là điều quan trọng nhất, sẽ phụ thuộc rất lớn vào các vấn đề của kinh tế vĩ mô

Nhiều điểm sáng

Nhìn lại năm 2011, lạm phát bắt đầu giảm từ đỉnh là 23,4% còn 18,13% vào cuối năm; thâm hụt thương mại giảm đáng kể, cán cân thanh toán quốc tế lần đầu tiên có thặng dư; dự trữ ngoại hối tăng nhẹ; thâm hụt ngân sách có giảm… có thể nói bức tranh kinh tế đã tốt hơn, cho dù kết quả đạt được còn khiêm tốn.

Theo Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Ngân hàng ANZ đã dự báo lãi suất của phần lớn các nước Đông Nam Á sẽ xoay quanh mức như hiện nay, còn lại chủ yếu dựa vào chính sách tài khóa. Điểm tích cực là khu vực này do còn thừa vốn và dự trữ ngoại tệ tới 6.500 tỷ USD nên khả năng chống đỡ của các nước trong khu vực rất cao, kể cả trường hợp suy thoái kinh tế toàn cầu.

Tiến sĩ Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cũng nêu ra một số điểm sáng. Cụ thể là những yếu tố gây bất ổn cho nội tại kinh tế trong nước như CPI, thâm hụt ngân sách, cán cân thanh toán vãng lai, và nhiều yếu tố khác đã có những dấu hiệu cải thiện, tích cực hơn.

“Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta có gần 10 tỷ USD kiều hối năm 2011. Tiền thân nhân gửi về là ít thôi, chủ yếu là các dòng tiền đầu tư vào Việt Nam, khi mà thị trường đang có dấu hiệu tốt”, Tiến sĩ Sơn nhận định.
Một điểm sáng nữa, theo Tiến sĩ Sơn là lượng tiền trong dân còn rất lớn, nên nếu có một chính sách phù hợp sẽ hấp dẫn được ngay dòng vốn này.

Lạc quan nhận định


Phó TGĐ Công ty CP Chứng khoán Thăng Long, Tiến sĩ Quách Mạnh Hào nhận định, thị trường chứng khoán (TTCK) trong năm qua xấu hơn rất nhiều so với kỳ vọng của nhiều chuyên gia kinh tế và những người hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán. Tâm lý thị trường đang ở giai đoạn bi quan, người có tiền không muốn vào, thậm chí có những người không muốn giao dịch nữa, người giữ cổ phiếu thì không muốn bán…

Trong điều kiện như vậy, TTCK chỉ thật sự tăng điểm khi chính sách tiền tệ lỏng hơn. Tuy nhiên, sự kỳ vọng vào chính sách tiền tệ lỏng hơn chỉ có thể xảy ra khi lạm phát giảm rõ rệt, tức về vùng quanh 12% - 14%. Tiến sĩ Hào cho rằng, mức lạm phát này có thể rơi vào khoảng tháng 6/2012.

Tiến sĩ Hào đưa ra dự đoán: “Kinh tế đang ở mức xấu nhất, TTCK đang ở mức rẻ nhất, nhưng cần ít nhất 6 tháng nữa để nhìn thấy rõ hơn về quan điểm chính sách tiền tệ lỏng hơn, từ đó mới hy vọng thị trường tăng điểm”.

Với thái độ lạc quan hơn, Tiến sĩ Võ Trí Thành cho rằng, giảm lãi suất chỉ có ý nghĩa thật sự khi lạm phát giảm đáng kể. Và điều này chỉ có thể xảy ra từ nửa cuối Quý II/2012. “Đối với TTCK, niềm tin của nhà đầu tư là điều quan trọng nhất. Mà niềm tin này sẽ phụ thuộc rất lớn vào các vấn đề của kinh tế vĩ mô, vào câu chuyện giám sát của UBCKNN, câu chuyện minh bạch của TTCK...”, Tiến sĩ Thành nói.

Tin tốt từ trời Âu


Theo Tiến sĩ Alan T.Phạm, Trưởng Kinh tế gia, Cố vấn cao cấp Tập đoàn VinaCapital, một thông tin rất quan trọng xuất hiện tại những ngày cuối năm 2011 và được xem là thông tin hỗ trợ tuyệt vời cho TTCK. Đó là việc Ngân hàng Trung ương châu Âu quyết định cho các ngân hàng ở châu Âu vay 600 tỷ euro trong thời hạn 3 năm với lãi suất 1%. Đây được xem là động thái can đảm và quyết liệt trong việc hỗ trợ các nước thuộc Liên minh châu Âu giải quyết trước mắt những vấn đề về tài chính. Những ngân hàng này có thể dùng số tiền vay mua lại trái phiếu của Chính phủ nước họ và hưởng chênh lệch lãi suất, từ đó giải quyết được vấn đề ế ẩm của trái phiếu Chính phủ các nước châu Âu và có thể giúp làm êm dịu tình hình các nước này do có thời gian điều chỉnh chính sách tài khóa, bởi vấn đề cơ bản chính là thâm thủng tài khóa.

Từ trước đến nay, Ngân hàng Trung ương châu Âu nhất quyết không mua các trái phiếu của những nước yếu như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý… cho dù những nước này đã nâng mức lợi suất trái phiếu lên đến 7% là khá cao, do vậy động thái trên của Ngân hàng Trung ương châu Âu được xem là biện pháp khéo và có tính đột phá, về cơ bản có thể ảnh hưởng tốt đến TTCK quốc tế lẫn tại Việt Nam trong năm tới với độ trễ từ 3 đến 6 tháng.

Thực tế cho thấy, TTCK đang bị chi phối bởi 2 yếu tố chính, đó là chính sách tiền tệ thắt chặt, và những thông tin tiêu cực của kinh tế thế giới.

“Kết hợp cả 2 yếu tố vừa nêu, có thể dự đoán TTCK khó khởi sắc trước giữa năm 2012 bởi khi đó những yếu tố tác động tiêu cực như sự thắt chặt tiền tệ và tình hình tài chính quốc tế mới khá hơn”, Tiến sĩ Alan T.Phạm nói.

“Lượng tiền trong dân còn rất lớn, nếu có một chính sách phù hợp sẽ hấp dẫn được ngay dòng vốn này vào chứng khoán.”

Tiến sĩ Alan T.Phạm, Trưởng Kinh tế gia, Cố vấn cấp cao Tập đoàn VinaCapital: có thể nói chúng ta đã rũ bỏ được một năm đầy sóng và gió Trong bối cảnh diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và trong nước, chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực như tăng trưởng GDP xấp xỉ 6%, lạm phát dù ở mức 18,13% là còn khá cao, nhưng diễn biến theo chiều hướng tốt với đà giảm dần; kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 96 tỷ USD, tăng 33% so với năm 2010 và cao hơn 3 lần chỉ tiêu Quốc hội đề ra (10%); cán cân thanh toán tổng thể ước thặng dư trên 3 tỷ USD, cải thiện đáng kể so với mức thâm hụt 3,07 tỷ USD của năm 2010… Điểm lại kinh tế năm 2011, có thể nói chúng ta đã rũ bỏ được một năm đầy sóng và gió. Tuy nhiên, có thể nói, biện pháp bóp chặt cung tiền trong bối cảnh lạm phát tăng cao như trong năm 2011 là tốt, nhưng cách vận hành sự bóp chặt đó cần phải rà soát lại để có những biện pháp cung tiền tích cực và chính xác hơn, tức vào đúng chỗ. Nhìn lại cục diện chung của kinh tế thế giới lẫn thị trường chứng khoán quốc tế, từ kinh tế Hoa Kỳ đến châu Âu, từ thị trường chứng khoán các nước tiên tiến cho đến thị trường chứng khoán các nước mới nổi, có thể nói tình hình của năm 2012 vẫn rất khó khăn. Và sự khó khăn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế trong nước, đặc biệt đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu; đến các doanh nghiệp, hoặc ảnh hưởng đến dòng vốn nước ngoài do không thể huy động một nguồn vốn lớn… cũng đang là thách thức của năm 2012. Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương: Nghệ thuật điều hành vĩ mô phải hết sức khôn ngoan Năm 2012 sẽ là năm chính sách điều hành vĩ mô phải thể hiện sự linh hoạt, uyển chuyển trong một loạt vấn đề. Về tín dụng, sự linh hoạt được thể hiện khi mức tín dụng có thể tăng 15 - 17%, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ không áp trần tín dụng như nhau đối với mọi ngân hàng mà tùy vào quy mô và độ rủi ro sẽ cấp hạn mức tín dụng hợp lý. Kế đến, lần đầu tiên Bộ Tài chính và NHNN đã ký một thỏa thuận về mặt kỹ thuật để có sự rõ ràng, minh bạch giữa hai chính sách. Một linh hoạt nữa trong lĩnh vực tín dụng, đó là việc NHNN khuyến khích các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp phục vụ xuất khẩu, nông nghiệp, chế biến… tức là đang hướng dòng tiền đi vào phục vụ sản xuất; sẽ có những biện pháp kỹ thuật kể cả hỗ trợ thanh khoản. Còn đối với tín dụng bất động sản, chính sách cũng sẽ xem xét lại một số phân khúc và nhìn nhận bất động sản không phải là lĩnh vực phi sản xuất, mà là sản xuất kinh doanh nhưng có nhiều phân khúc rủi ro cao phải giám sát tốt. Về tỷ giá, NHNN cũng đã phát đi thông điệp điều hành theo tín hiệu thị trường, linh hoạt và không có chuyện phá giá tiền đồng. Với những thông điệp trên, nhiều tổ chức nước ngoài đã dự báo tỷ giá năm 2012 sẽ ở mức khoảng 22.000 đồng/USD, tức dao động trong biên độ khoảng 4 - 4,5% so với hiện tại. Năm 2012 sẽ là năm của những cải cách rất quyết liệt, nghệ thuật điều hành vĩ mô phải hết sức khôn ngoan. Mặc dù đã dùng từ chặt chẽ, thận trọng nhưng năm nay Chính phủ sẽ cố gắng linh hoạt, uyển chuyển nhất đối với chính sách tiền tệ để tăng tính hiệu quả trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn một cách hiệu quả nhất.

Tiến sĩ Alan T.Phạm, Trưởng Kinh tế gia, Cố vấn cấp cao Tập đoàn VinaCapital: có thể nói chúng ta đã rũ bỏ được một năm đầy sóng và gió Trong bối cảnh diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và trong nước, chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực như tăng trưởng GDP xấp xỉ 6%, lạm phát dù ở mức 18,13% là còn khá cao, nhưng diễn biến theo chiều hướng tốt với đà giảm dần; kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 96 tỷ USD, tăng 33% so với năm 2010 và cao hơn 3 lần chỉ tiêu Quốc hội đề ra (10%); cán cân thanh toán tổng thể ước thặng dư trên 3 tỷ USD, cải thiện đáng kể so với mức thâm hụt 3,07 tỷ USD của năm 2010… Điểm lại kinh tế năm 2011, có thể nói chúng ta đã rũ bỏ được một năm đầy sóng và gió. Tuy nhiên, có thể nói, biện pháp bóp chặt cung tiền trong bối cảnh lạm phát tăng cao như trong năm 2011 là tốt, nhưng cách vận hành sự bóp chặt đó cần phải rà soát lại để có những biện pháp cung tiền tích cực và chính xác hơn, tức vào đúng chỗ. Nhìn lại cục diện chung của kinh tế thế giới lẫn thị trường chứng khoán quốc tế, từ kinh tế Hoa Kỳ đến châu Âu, từ thị trường chứng khoán các nước tiên tiến cho đến thị trường chứng khoán các nước mới nổi, có thể nói tình hình của năm 2012 vẫn rất khó khăn. Và sự khó khăn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế trong nước, đặc biệt đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu; đến các doanh nghiệp, hoặc ảnh hưởng đến dòng vốn nước ngoài do không thể huy động một nguồn vốn lớn… cũng đang là thách thức của năm 2012. Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương: Nghệ thuật điều hành vĩ mô phải hết sức khôn ngoan Năm 2012 sẽ là năm chính sách điều hành vĩ mô phải thể hiện sự linh hoạt, uyển chuyển trong một loạt vấn đề. Về tín dụng, sự linh hoạt được thể hiện khi mức tín dụng có thể tăng 15 - 17%, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ không áp trần tín dụng như nhau đối với mọi ngân hàng mà tùy vào quy mô và độ rủi ro sẽ cấp hạn mức tín dụng hợp lý. Kế đến, lần đầu tiên Bộ Tài chính và NHNN đã ký một thỏa thuận về mặt kỹ thuật để có sự rõ ràng, minh bạch giữa hai chính sách. Một linh hoạt nữa trong lĩnh vực tín dụng, đó là việc NHNN khuyến khích các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp phục vụ xuất khẩu, nông nghiệp, chế biến… tức là đang hướng dòng tiền đi vào phục vụ sản xuất; sẽ có những biện pháp kỹ thuật kể cả hỗ trợ thanh khoản. Còn đối với tín dụng bất động sản, chính sách cũng sẽ xem xét lại một số phân khúc và nhìn nhận bất động sản không phải là lĩnh vực phi sản xuất, mà là sản xuất kinh doanh nhưng có nhiều phân khúc rủi ro cao phải giám sát tốt. Về tỷ giá, NHNN cũng đã phát đi thông điệp điều hành theo tín hiệu thị trường, linh hoạt và không có chuyện phá giá tiền đồng. Với những thông điệp trên, nhiều tổ chức nước ngoài đã dự báo tỷ giá năm 2012 sẽ ở mức khoảng 22.000 đồng/USD, tức dao động trong biên độ khoảng 4 - 4,5% so với hiện tại. Năm 2012 sẽ là năm của những cải cách rất quyết liệt, nghệ thuật điều hành vĩ mô phải hết sức khôn ngoan. Mặc dù đã dùng từ chặt chẽ, thận trọng nhưng năm nay Chính phủ sẽ cố gắng linh hoạt, uyển chuyển nhất đối với chính sách tiền tệ để tăng tính hiệu quả trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn một cách hiệu quả nhất.


Hồ Doãn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines

T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines

(Thanh tra) - Với việc ký kết thành công hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Vietravel Airlines, T&T SuperPort, T&T Airlines (thành viên Tập đoàn T&T Group) và Quỹ BVIM đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của hãng hàng không du lịch Vietravel Airlines.

TC

20:44 12/12/2024
Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chu Tuấn

18:30 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm