Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 09/04/2011 - 10:39
(Thanh tra)- Nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành Nông nghiệp (DNNN), Chính phủ đã quy định địa phương phải công khai quy hoạch kế hoạch sử dụng đất; ban hành nghị định về khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; miễn giảm tiền thuê đất… Và, mới đây nhất là giãn thuế cho DN vừa và nhỏ (VVN). Tuy nhiên, theo phản ánh của các DN, thực tế nhiều địa phương chưa tạo điều kiện, thậm chí còn không làm đúng những quy định của Chính phủ.
Đổi mới trang thiết bị là giải pháp tốt để phát triển DNNN
Khó nhiều bề
Ông Trần Lệ, người đứng đầu Cty Cổ phần Công nghệ Nông lâm Mường Phăng cho biết, DN đã chọn vùng khí hậu rất đặc biệt, có độ cao trên dưới 1.000m như ở Hòa Bình, Điện Biên để đầu tư công nghệ sinh học, rau an toàn, các loại hoa cao cấp… Tuy nhiên, “DN dám đầu tư vào những vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn như chúng tôi khi tiếp cận vay vốn với các ngân hàng thì rất khó. Trên hội nghị bàn cách tháo gỡ thì bắt tay vui vẻ nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì “ngại” cho vay vì sợ rủi ro cao”, ông Lệ nói.
Tổng Giám đốc Tổng Cty Lâm nghiệp Việt Nam Phạm Quang Hiển cũng cho biết, kế hoạch trồng rừng hàng năm của Tổng Cty vẫn vướng mắc về cơ chế chính sách, nhất là trong công tác rà soát quy hoạch đất đai. Bởi theo quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), kinh phí rà soát quy hoạch này do ngân sách địa phương đảm nhận, nhưng trên thực tế tại những địa phương mà đơn vị đầu tư trồng rừng, chưa nơi nào thực hiện. Thậm chí, có địa phương còn chỉ đạo làm ngược lại như trường hợp Bắc Giang. Ông Hiển dẫn chứng: Theo quy định tại mục 10, Nghị quyết số 11/2007, ngày 19/7/2007 của tỉnh Bắc Giang về phí đo đạc, lập bản đồ địa chính, Tổng Cty Lâm nghiệp Việt Nam phải nộp 3 triệu đồng/ha. Như vậy, với khoảng 160.000ha đất trồng rừng, Tổng Cty phải nộp tới 480 tỷ đồng.
Tương tự, năm 2010, tỉnh Hòa Bình cũng ra một văn bản với nội dung chỉ cấp kinh phí rà soát quy hoạch đất đai đối với DN trong tỉnh còn DN T.Ư đóng trên địa bàn thì không được hỗ trợ. Điều này trái với những quy định của Chính phủ.
Có một thực tế, việc trồng rừng kinh tế, nếu có đem lại sản phẩm nhanh nhất cũng từ 5 - 7 năm, thậm chí 10 - 20 năm. Vì thế, chính sách thuê đất ở các địa phương áp dụng thu hàng năm như các ngành kinh tế khác có sản phẩm ngay đã gây ra khó khăn cho các DN trồng rừng vốn gần như không vay được nguồn hỗ trợ nào. Như vậy, sẽ “teo” lại việc phát triển trồng rừng.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cty Mía đường Cao Bằng Nông Văn Lạc cũng cho biết, Cty đang gặp khó khăn bởi cơ giới hóa nông nghiệp rất chậm, đa phần thiết bị máy móc từ những năm 80 - 90 của thế kỷ trước đến nay đã không còn đáp ứng được nhu cầu sản xuất lớn tập trung. Vì vậy, năng suất chỉ bằng 1/2 nông dân Trung Quốc làm ra ở biên giới. Bên cạnh đó, đầu ra của nguồn nhân lực cũng còn nhiều bất cập khi hầu hết chưa đáp ứng được yêu cầu công việc và phải mất từ 1 - 2 năm đào tạo lại ở DN.
Theo ông Phạm Xuân Hoàn, Phó Ban Đổi mới DN, Bộ NN&PTNT, nguồn vốn vay phát triển DN, đầu tư trang thiết bị công nghệ và nguồn nhân lực lao động có trình độ chuyên môn đang là những khó khăn chủ yếu của DNNN. Ngoài ra, khả năng tiếp cận thị trường của đối tượng này còn rất hạn chế. Việt Nam đã gia nhập WTO, các DN nước ngoài có thế mạnh về tài chính, trình độ quản lý, thông tin, mạng lưới bán hàng… sẽ là những thách thức không nhỏ với DNNN Việt Nam.
Cần có cơ chế giám sát thực hiện chính sách
Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ DNNN phát triển như: Khuyến khích DN đầu tư vào NN và nông thôn; trợ giúp DN VVN; quy chế bảo lãnh cho DN VVN vay vốn tại ngân hàng thương mại… Mới đây nhất, tại phiên họp thường kỳ tháng 3, Chính phủ đã chấp thuận giãn thuế cho đối tượng DN VVN (ước tính lên tới hàng nghìn tỷ đồng). Tuy nhiên, hiệu quả về tính thực thi của nó lại là chuyện khác. Do vậy, không ít DN cho rằng, cần có cơ chế giám sát việc thực hiện những cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho DN.
Bên cạnh đó, các DNNN đề nghị nên kéo dài thời gian cho vay hơn với một số sản phẩm đặc thù như gỗ, cây chè… bởi chu kỳ thu hoạch của các loại cây này có khi lên tới 10 - 30 năm. Vì thế, nếu hết chu kỳ 1 tức 7 năm như hiện tại thì DN chưa kịp thu hồi vốn trả nợ, nói gì đền tái đầu tư. Đồng thời, cần thiết phải rà soát lại kinh phí về quy hoạch đất đai của các địa phương và chính sách trả tiền thuê đất cũng cần phải linh hoạt, kéo dài hơn để phù hợp với từng ngành.
“Để tạo đột phá trong phát triển DNNN, trọng tâm đầu tư phát triển là nâng cao trình độ nhân lực trong DN, bao gồm cả các nhà quản lý và người lao động. Biện pháp chủ yếu là tăng cường đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nghề tại chỗ… Kinh nghiệm cho thấy, các DN nhỏ và lớn có mối quan hệ tương hỗ nhau cùng phát triển. Do vậy, việc liên kết giữa các DN sẽ làm tăng sức cạnh tranh và cơ hội thành công của mỗi DN” - Trưởng Ban Đổi mới DN, Bộ NN&PTNT Nguyễn Hữu Điệp nhấn mạnh.
Hữu Oanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Hải Hà
22:38 12/12/2024(Thanh tra) - Không những hỗ trợ giao dịch tài chính - ngân hàng, VietinBank iPay Mobile còn mang tới nhiều trải nghiệm thanh toán số “all-in-one” từ A-Z, cùng với nhiều ưu đãi và quà thưởng vô cùng hấp dẫn dịp cuối năm, nổi bật nhất là cơ hội sở hữu iPhone 16.
Theo VietinBank
21:25 12/12/2024Theo VietinBank
21:23 12/12/2024Thu Hương
21:23 12/12/2024Hồng Vân
21:08 12/12/2024TC
20:44 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC