Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kiến nghị về chính sách thương mại của các hiệp hội doanh nghiệp

Thứ sáu, 19/08/2011 - 19:47

(Thanh tra) – Đề cập đến những vấn đề “nóng” mà các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhất như: Thuế, xuất nhập khẩu, quyền sở hữu trí tuệ, môi trường, cơ sở hạ tầng và ban hành văn bản pháp luật, cuốn “sách trắng” vừa được công bố ngày 19/8 được kỳ vọng sẽ trở thành một kênh đối thoại năng động giữa các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp và Chính phủ.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Ngày 19/8, tại Hà Nội, Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) chính thức công bố cuốn sách “Kiến nghị về chính sách thương mại của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam”. Tóm tắt các vấn đề chính ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Việt, cuốn sách bao quát các vấn đề mà các doanh nghiệp hội viên của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhất như: Thuế, xuất nhập khẩu, quyền sở hữu trí tuệ, môi trường, cơ sở hạ tầng và ban hành văn bản pháp luật. Cuốn sách được hình thành trên cơ sở các kiến nghị, đề xuất của 9 hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam: Hiệp hội Dệt may, hiệp hội Da giày, hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản…Nghị định đã “chết” nhưng thông tư vẫn “sống” Ban soạn thảo cuốn sách cho biết, thống kê trên một website uy tín về luật cho biết Việt Nam hiện có tới 11.240 văn bản pháp luật hiện không biết là còn hay đã hết hiệu lực. Những kiến nghị quan trọng đầu tiên là về việc nâng cao chất lượng các văn bản pháp luật của Việt Nam. Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cần xác định rõ thời hạn các cơ quan liên quan phải ban hành văn bản hướng dẫn thi hành. Theo ý kiến của các doanh nghiệp, hiệp hội, việc nợ đọng văn bản hướng dẫn thi hành khá phổ biến, đặc biệt là việc nợ nghị định hướng dẫn thi hành các luật. Điều này vô tình làm giảm thời gian để doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng thực hiện quy định mới.Các hiệp hội doanh nghiệp đề xuất, các văn bản luật cần phải chi tiết và cụ thể hơn nữa, giảm tình trạng thường xuyên phải “chờ đợi” văn bản hướng dẫn.Bên cạnh đó, một bất cập không nhỏ nữa là về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. Thực tế cho thấy tình trạng một văn bản luật hay nghị định đã hết hiệu lực nhưng không thể khẳng định là văn bản hướng dẫn là nghị định hay thông tư liên quan còn hay hết hiệu lực. Điều này gây nhiều rủi ro cho cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước có liên quan trong việc áp dụng hoặc tuân thủ quy định pháp luật. Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT-BTC-BTM-BCA ngày 28/7/2007 của liên Bộ Tài Chính, Thương mại và Công an hướng dẫn chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu, lưu thông trên thị trường là một ví dụ tiêu biểu cho tình trạng nghị định đã “chết” (hết hiệu lực) nhưng thông tư hướng dẫn vẫn “sống” (vẫn được áp dụng). Tất cả các nghị định làm căn cứ ban hành thông tư này đều đã hết hiệu lực pháp luật.Ông Phan Đức Hiếu dẫn chứng, hai năm trước, một doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị đã đâm đơn kiện Bộ trưởng Bộ Công thương với lý do nghị định đã hết hiệu lực nhưng thông tư quy định lại vẫn được áp dụng.Các hiệp hội doanh nghiệp đề nghị, văn bản mới được ban hành phải liệt kê cụ thể và chỉ rõ các văn bản cũ nào hoặc điều, khoản trong văn bản nào sẽ hết hiệu lực. Tạo thuận lợi thực hiện nghĩa vụ thuế, hải quanLiên quan đến vấn đề thuế, ông Phan Đức Hiếu cũng cho biết, hiệp hội doanh nghiệp đề xuất Chính phủ tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Đó là, cho phép doanh nghiệp tự thiết kế thêm các mẫu chứng từ thay thế hóa đơn phục vụ cho hoạt động doanh nghiệp. Hội thảo công bố cuốn sách “Kiến nghị về chính sách thương mại của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam”Ngoài ra, cần bổ sung quy định hóa đơn điện tử để làm tiền đề cho các doanh nghiệp đầu tư vào hình thức thanh toán đang phổ biến này. Hiện, Bộ Tài chính đã có Thông tư cho phép sử dụng hóa đơn điện tử. Các hiệp hội doanh nghiệp đề nghị mở rộng đối tượng được phép sử dụng loại hình hóa đơn này.Với các thủ tục xuất nhập khẩu, hải quan, đại diện Hiệp hội Da giầy Việt Nam đề nghi cần nghiên cứu tiếp tục hài hòa mã số hàng hóa (mã HS) với thông lệ quốc tế, giảm sự khác biệt trong áp dụng mã số hàng hóa khi làm thủ tục xuất nhập khẩu. Theo đó, mã HS nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng có 12 số, trên khai báo hải quan của nước ta là 10 số. Tuy nhiên, trên thực tế, mặt hàng da giày mới chỉ có 6 số. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là cho việc thống kê các số liệu cụ thể khi gặp phải những vụ kiện (như kiện bán phá giá).Về vấn đề sở hữu trí tuệ, các hiệp hội cũng đề nghị cần xác định rõ một cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hiện nay, có rất nhiều cơ quan có thể tham gia xử lý. Bên cạnh đó, theo Cục Sở hữu trí tuệ, có tới 90% số vụ vi phạm Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam được xử lý bằng xử phạt hành chính, chỉ 10% “ra tòa”. Ký quỹ cam kết xử lý môi trườngMột trong các vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm là chuyện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.Theo kiến nghị của doanh nghiệp, việc thực hiện đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện gần 20 năm nay. Nhưng quá trình triển khai thực tế lại nảy sinh nhiều bất cập như thủ tục rườm rà, tốn kém. Lập đánh giá tác động môi trường vẫn bị xem như một thủ tục mang nặng tính hình thức nhằm hợp lý hóa quá trình thẩm định và phê duyệt các dự án.  Chủ đầu tư chỉ xem việc lập đánh giá tác động môi trường như một thủ tục trong quy trình xét duyệt dự án. Ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra.Tình trạng phổ biến là đánh giá tác động môi trường được xây dựng từ một vài thủ thuật cắt dán từ những tài liệu sẵn có, từ những báo cáo trước đó, chỉnh sửa rồi nộp. Số liệu sử dụng để phân tích tác động môi trường thì sao chép, vay mượn từ những nguồn nào đó không chính thức. Giải pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm thì chung chung.Cơ quan quản lý thì không đủ nhân lực, thiết bị cũng như chưa đủ quyền để cưỡng chế thực hiện các yêu cầu trong đánh giá tác động môi trường.Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị, chỉ những dự án có quy mô lớn, ảnh hưởng sâu rộng đến môi trường và tài nguyên (dự án quy hoạch, dự án phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, nhà máy thủy điện, điện hạt nhân…) mới phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Còn với các dự án cụ thể khác, nên áp dụng phương pháp ký quỹ cam kết xử lý ô nhiễm môi trường.Hoạt động trên thuộc tiểu dự án “Tăng cường năng lực về chính sách thương mại cho các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam” do Liên minh châu Âu tài trợ trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ thương mại đa biên EU - Việt Nam giai đoạn III (MUTRAP III).Những kiến nghị nói trên của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra được một kênh đối thoại với Chính phủ. Được biết, trong ngày 18/8, EuroCham và các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đã tổ chức một cuộc tọa đàm với các đại diện cấp cao của các Bộ và cơ quan liên quan nhằm đưa các kiến nghị của doanh nghiệp tới Chính phủ.

Đại Dương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Khủng hoảng thiếu Oxy – Oxy quý hơn Vàng

Khủng hoảng thiếu Oxy – Oxy quý hơn Vàng

(Thanh tra) - Oxy rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của con người. Khi cơ thể không được nhận oxy đầy đủ, có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng. Sự khan hiếm oxy đang diễn ra trên thế giới bởi những tác động của biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố liên quan đến con người.

Liên Hương

21:27 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm