Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Phương
Thứ sáu, 14/05/2021 - 19:46
(Thanh tra) - Là mục tiêu chính được đề cập tại “Hội nghị trực tuyến thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) chủ trì tổ chức ngày 14/5 nhằm bàn các giải pháp trước mắt và lâu dài ứng phó kịp thời trước các tác động của dịch Covid-19, đặc biệt là việc thúc đẩy tiêu thụ nông sản của một số địa phương đang vào mùa vụ thu hoạch cao điểm.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: LP
Theo Bộ NN&PTNT, với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, sự hỗ trợ của các cấp, ngành, địa phương, đặc biệt là sự chung sức, sáng tạo, vượt khó của bà con nông dân, cộng đồng doanh nghiệp, kết quả sản xuất, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản năm 2020 và 4 tháng đầu năm 2021 đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Cụ thể, năm 2020, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 2,75%, GDP tăng 2,65% và kim ngạch xuất khẩu là 41,2 tỷ USD tăng 2,6% so với năm 2019. Trong 4 tháng đầu năm 2021, cùng với những điều kiện thuận lợi về thời tiết, khí hậu, sản xuất nông lâm thủy sản đang dần hồi phục thị trường tiêu thụ đối với nhiều mặt hàng vẫn được khơi thông mở rộng với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 17,15 tỷ USD, tăng 24,2% so với năm 2020 và tăng ở các nhóm ngành hàng chính, nhiều thị trường xuất khẩu trọng điểm.
Cũng theo Bộ NN & PTNT, với đặc thù nhiều loại nông sản xuất khẩu chủ lực có tính chất mùa vụ hoặc đang chuẩn bị vào mua thu hoạch rộ một số nông sản như vải, nhãn ở miền Bắc hay thanh long ở Nam Trung Bộ, trong khi, dịch Covid-19 vẫn có những diễn biến mới, với tinh thần không được phép chủ quan, kịp thời đánh giá, tổng kết những bài học kinh nghiệm để tiếp tục đưa ra các giải pháp hiệu quả trong những bối cảnh mới, Bộ NN & PTNT đã chỉ đạo và phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp chủ động, sáng tạo, linh hoạt điều chỉnh sản xuất, phương thức kinh doanh để vừa thúc đẩy tiêu thụ nông sản, vừa đảm bảo phòng tránh dịch bệnh Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ.
Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Nguyễn Quốc Toản cho biết, hiện có nhiều vướng mắc cần giải quyết để nông sản có thể lưu thông thuận lợi trong bối cảnh Covid-19 hiện nay như hỗ trợ về tài chính, các gói hỗ trợ cần làm sao cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận dễ hơn; áp lực về thuế và phí, do thương mại gián đoạn; hệ thống logictics và kho lạnh chưa đáp ứng đủ nhu cầu về khối lượng của các địa phương, đặc biệt là khu vực ĐBSCL; thiếu hụt nguyên liệu sản xuất đầu vào và cuối cùng là cơ chế vận hành, kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ cần được kết nối chặt chẽ hơn.
Còn theo Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Phạm Văn Trinh, để giảm áp lực lưu thông hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, cần tăng cường biện pháp hỗ trợ hoạt động thương mại biên giới, tạo thuận lợi về thủ tục thông quan, không để ứ đọng hàng hóa trên các tỉnh biên giới. Về lâu dài, các doanh nghiệp cần chuyển sang hình thức chính ngạch để tiêu thụ thuận lợi.
Đưa ra những giải pháp cấp bách trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, trước hết ngành nông nghiệp sẽ vừa tập trung sản xuất, vừa bảo đảm phòng chống dịch Covid-19. Về vấn đề tiêu thụ nông sản, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với Bộ Công thương và các địa phương để xây dựng các phương án, kế hoạch phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Bộ sẽ phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Tài chính thành lập tổ công tác liên ngành để giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ nông sản, đặc biệt là ở các cửa khẩu biên giới. Đồng thời, đề nghị Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao thông tin đến Đại sứ quán ở các nước về thị trường tiêu thụ và những điều chỉnh mới về chính sách nhập khẩu để chủ động xuất khẩu nông sản, thích ứng diễn biến dịch Covid-19.
Cùng với đó, Bộ cũng sẽ có văn bản gửi đến các cơ quan chức năng các địa phương giáp biên giới của Trung Quốc, đề nghị phối hợp, hỗ trợ nhằm tạo thuận lợi, thúc đẩy thương mại, tránh ứ đọng hàng hóa.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chương trình Thực tập sinh tài năng (Viettel Digital Talent) mùa bốn vừa khép lại với hơn 101 sinh viên xuất sắc được tuyển dụng chính thức vào làm việc tại Viettel, đây là số lượng tuyển dụng lớn nhất trong 4 năm tổ chức.
(Thanh tra) - Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước NHNN ban hành nêu rõ, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Uyên Uyên
22:33 22/11/2024Hoàng Nam
22:03 22/11/2024Lê Phương
21:51 22/11/2024PV
21:09 22/11/2024Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh