Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hợp tác đánh bắt Việt Nam - Indonesia: Mừng & Lo

Thứ hai, 20/02/2012 - 21:37

(Thanh tra) - Để vừa hỗ trợ ngư dân, vừa tìm hướng đi mới, tháng 10/2010 hai Chính phủ Việt Nam và Indonesia đã ký kết bản ghi nhớ về sự hợp tác Biển và Nghề cá. Đây là một bước tiến trong quan hệ ngoại giao và hợp tác phát triển giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi để thắt chặt hơn nữa sự hợp tác trong khai thác, nuôi trồng và đánh bắt hải sản ở các cấp độ quốc gia, tỉnh và doanh nghiệp. Về phía ngư dân, họ hưởng ứng thế nào từ chủ trương này?

Ảnh minh họa

Theo bản ghi nhớ về sự hợp tác Biển và Nghề cá giữa hai nước, giai đoạn đầu hai bên sẽ hợp tác trên lĩnh vực đánh bắt và tiêu thụ sản phẩm. Phía đối tác Indonesia chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục xin Chính phủ Indonesia cấp phép khai thác cho tàu cá Việt Nam đánh bắt trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Indonesia.

Ngư trường mà ngư dân Việt Nam được phép khai thác thuộc khu vực gần đảo Natuna, giới hạn từ vĩ độ 3 trở ra và kinh độ từ 105 đến 111. Từ vị trí này trở vào đảo Natuna là cấm khai thác hoàn toàn. Chi phí cho việc xin giấy phép khai thác là 40.000 USD/giấy phép có hiệu lực trong vòng 12 tháng. Chi phí này do ngư dân Việt Nam chi trả dưới hình thức ứng trước 50%, phần còn lại sẽ được thanh toán sau khi nhận được giấy phép khai thác.

Để triển khai chương trình hợp tác này, Chính phủ Indonesia đã cho phép Công ty PT. Bonni Gracia Utama, một doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm làm ăn trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản của Indonesia, được trực tiếp đứng ra làm đối tác hợp tác đánh bắt hải sản với ngư dân Việt Nam.

Có 4 ngành nghề được phép khai thác gồm: Giã cào chiếc, lưới cảng, lưới bao - ghẹ đèn và lưới câu. Sản lượng đánh bắt được sẽ chia theo tỷ lệ 5/5 giữa ngư dân Việt Nam và Công ty PT. Bonni Gracia Utama. Để thuận lợi cho việc đánh bắt và chủ động giao dịch với cơ quan chức năng Indonesia, mỗi tàu cá Việt Nam khai thác trên vùng biển Indonesia phải thuê 2 thuyền viên người Indonesia cùng làm việc trên tàu.

Có thể nói, đối với chương trình hợp tác này, bà con ngư dân tỏ ra rất phấn khởi. Ông Huỳnh Văn Vị, một ngư dân xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền nói: “Thông tin này là rất vui, vì nguồn lợi chúng ta còn ít ỏi, nên hai nhà nước cho phép bà con ngư dân hợp đồng được đánh bắt xa bờ là chủ trương rất đáng hoan nghênh”. Ông Hoàng Văn Tài, ngư dân ấp Bình Trung, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc cũng phấn khởi: “Hai nước mà thỏa thuận được cho  ngư dân đánh bắt ở vùng khơi thì rất phấn khởi. Bởi, sản lượng đánh bắt sẽ được nhiều hơn, trong lúc biển mình giờ cũng cạn hải sản rồi…”.

Chủ trương hợp tác là vậy. Song, với những điều kiện bước đầu mà nước bạn đưa ra, đã có nhiều chủ tàu cá bày tỏ băn khoăn, lo lắng những vấn đề sẽ phát sinh trong quá trình đánh bắt trên vùng biển của nước bạn.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Xuyên Mộc tỉnh BR - VT Trần Văn Phương nói: “Đây là cơ hội lớn, nhưng hiện nay vấn đề thủ tục vẫn còn chưa xong, nên bà con ngư dân vẫn đang chờ đợi. Tuy nhiên, nhiều ngư dân vẫn tỏ ra lo lắng về những ràng buộc từ phía nước bạn, cũng như là các thủ tục trên biển do nước bạn yêu cầu. Bên cạnh đó, vấn đề như cảnh sát biển, an ninh trên biển cũng là một lo lắng…”.

Ông Trần Văn Tánh, ngư dân phường 5, TP. Vũng Tàu nói: “Lợi ích từ hợp đồng là không phải bàn. Vấn đề còn lại là việc giữ thông tin liên lạc từ vùng biển Indonesia về với gia đình và các cơ quan chức năng ở nhà. Và những nghi ngại về an toàn trị an trên vùng biển sẽ đến đánh bắt, chưa thấy nói rõ trong bản hợp tác này…”.

Mặt khác, vì là đánh bắt xa nhà, nên cũng cần có sự can thiệp của hai chính phủ trong tiêu thụ sản phẩm (bởi không thể vận chuyển về Việt Nam tiêu thụ, do chặng đường xa và dài) tránh tình trạng phía đối tác thu mua ép giá… Thêm nữa là chuyện nhiên liệu chạy tàu cũng cần được nói rõ trong bản hợp tác, khi ngư dân có nhu cầu từ ngay trên vùng biển của nước bạn.

Việc Chính phủ hai nước ký kết hợp tác đánh bắt đã mở ra cho ngư dân cơ hội làm ăn mới, nhất là trong tình hình hiện nay ngư trường khai thác hải sản Việt Nam đang cạn kiệt. Hầu hết bà con ngư dân trong tỉnh đều tỏ ra phấn khởi, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải tỏa.

Hy vọng rằng, trong lộ trình hợp tác giữa hai Chính phủ mà đại diện là các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp sẽ có những thỏa thuận trên tinh thần hợp tác đôi bên cùng có lợi, để chương trình này được phát triển lâu dài và bền vững. Qua đó, tạo điều kiện để ngư dân có thể yên tâm bám biển.


Lưu Sơn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

Hải Hà

22:38 12/12/2024
Bật mí ứng dụng "vạn tính năng", dùng càng nhiều "lãi" cả iPhone 16

Bật mí ứng dụng "vạn tính năng", dùng càng nhiều "lãi" cả iPhone 16

(Thanh tra) - Không những hỗ trợ giao dịch tài chính - ngân hàng, VietinBank iPay Mobile còn mang tới nhiều trải nghiệm thanh toán số “all-in-one” từ A-Z, cùng với nhiều ưu đãi và quà thưởng vô cùng hấp dẫn dịp cuối năm, nổi bật nhất là cơ hội sở hữu iPhone 16.

Theo VietinBank

21:25 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm